Cá lăng chấm
-
Tận dụng vùng lòng hồ sinh thái hơn 8.000 ha mặt nước, những năm qua nghề chăn nuôi cá lồng, trong đó có nuôi cá đặc sản đã được huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) quan tâm phát triển, nhờ đó mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
-
Anh Lê Văn Vũ, thị trấn Mường Tè, huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) là người đầu tiên nuôi thành công giống cá lăng chấm ở nơi thượng nguồn sông Đà. Với sự chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi, Vũ đã là 1 trong những người đầu tiên thuần hóa thành công giống cá lăng đặc hữu, loài cá đặc sản ví như "thủy quái" của sông Đà...
-
Tận dụng thế mạnh về diện tích mặt nước hồ thủy điện Hòa Bình để nuôi cá lồng, thời gian qua nhiều hộ gia đình sinh sống ven lòng hồ Sông Đà đã có cuộc sống khá giả từ nghề nuôi cá lồng.
-
Tỉnh Hà Giang-vùng đất nhiều con sông chảy qua như: sông Nho Quế, sông Gâm, sông Lô. Với địa hình núi đá, dốc, sông dòng chảy xiết là nơi sinh sống của rất nhiều loài cá quý hiếm, cá đặc sản. Trong các loài quý hiếm đó cá dầm xanh, chày đất, cá Mỵ, cá anh vũ và cá bỗng…được tỉnh Hà Giang nuôi bảo tồn, nhân giống.
-
Ngày 8/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La phối hợp với UBND huyện Mường La tổ chức Lễ thả bổ sung hơn 200.000 cá giống tại Cảng nước Nghiêng, thị trấn Ít Ong, huyện Mường La.
-
Toàn huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) có 3.569 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó ao hồ nhỏ hơn 69 ha, còn lại là hồ sinh thái Lâm Bình. Đây là điều kiện thích hợp để phát triển nuôi các loài cá đặc sản như cá anh vũ, cá bỗng, cá chiên, cá lăng chấm, lăng đen... mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
-
Sinh ra và lớn lên ở phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình (Thái Bình) nhưng ông Tuấn lại có niềm yêu thích đặc biệt với cuộc sống nơi thôn quê dân dã. Ông đã về làng thuê 5ha tại thôn Minh Khai, xã Thái Thủy đào 7 ao nuôi các loại cá đặc sản trắm đen, cá lăng chấm, rô phi đơn tính...mỗi năm có lãi ngót 2 tỷ đồng.