Các làng trồng kiểng cổ, cây bonsai ở Đồng Tháp cho thu nhập gấp 100 lần so với trồng lúa

Thứ sáu, ngày 27/12/2024 11:23 AM (GMT+7)
Ông Lê Văn Tới, Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh thành phố Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) cho biết, trồng kiểng cổ (cây cảnh cổ), cây bon sai, cây cảnh công trình lãi gấp 100 lần trồng lúa. Hiện nay, ở thành phố Sa Đéc đa dạng các loại kiểng như: kiểng cổ, kiểng nhị diện, kiểng thú, kiểng tạo hình, kiểng tiết chi nhị diện, kiểng bon sai
Bình luận 0

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, diện tích trồng hoa, trồng cây kiểng trên địa bàn tỉnh có hơn 2.160 ha.

Trồng hoa, trồng cây cảnh nhiều nhất là thành phố Sa Đéc, huyện Lai Vung, huyện Lấp Vò và thành phố Cao Lãnh; trong đó hơn 1.200 chủng loại hoa kiểng, cây kiểng. 

Nhóm kiểng phổ biến là kiểng lá trang trí nội thất, cảnh quan, cây kiểng công trình hàng năm, cây kiểng lâu năm, cây cảnh bonsai … chiếm hơn 77% diện tích.

Ông Lê Văn Tới, Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh thành phố Sa Đéc cho biết, trồng kiểng cổ, bon sai, cây cảnh công trình lãi gấp 100 lần trồng lúa. 

Hiện nay, ở thành phố Sa Đéc đa dạng các loại kiểng như: cây kiểng cổ, kiểng nhị diện, kiểng thú, kiểng tạo hình, kiểng tiết chi nhị diện, kiểng bon sai; nhiều nghệ nhân còn chơi kiểng tự do...

Nhưng đến nay, chơi kiểng ở Sa Đéc để bán ra cho nguồn thu nhập hàng năm của các nghệ nhân, người trồng kiểng thường chơi cây kiểng cổ, cây kiểng thú, cây kiểng chơi theo tự do; cốt lỗi là kiểng bonsai hiện phát triển mạnh theo trào lưu của quốc tế.

Ông Lê Văn Tới cho biết thêm, những nhóm cây để chơi kiểng cổ, bon sai như: "nhất vạn, nhì kim, tam cần, tứ nguyệt" đó là những loại cây vạn niên tùng, Kim quýt, cần thăng và cây nguyệt quế.

Hiện nay, phát triển thêm cây linh sam, cây khế, cây me, cây vú sữa… làm kiểng cổ, bon sai, đây là những cây có trái, lá ăn được, là những cây kiểng thời thượng hiện nay bán được giá rất cao, mỗi cây bon sai bán vài triệu, đến hàng chục triệu đồng, riêng kiểng cổ bán vài trăm triệu đồng đến hàng chục tỷ đồng/cây.

Có những cây kiểng có giá trị gấp hàng trăm đến hàng nghìn lần so với trồng lúa. Điển hình trồng kiểng cố ở gia đình ông Nguyễn Phước Lộc ở ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Đông, thành phố Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) có cây sanh bon sai có đường kính tán lớn nhất Việt Nam là cây sanh bon sai cao trên 5 mét, đường kính tán 6,2 mét, bề hoành gốc 3,5 mét.

Để có được cây sanh bon sai đạt giá trị thẩm mỹ cao, ông phải chăm sóc, chiết cành, uốn cành, cắt tỉa, chỉnh sửa tạo dáng cho đến nay 17 năm được bộ tán lớn và được xác lập kỷ lục.

Ông Nguyễn Phước Lộc, chủ cây sanh bon sai cho biết, cây bon sai này có tuổi thọ hơn 120 năm, trị giá 5 tỷ đồng. Ngoài cây bon sai ông Lộc còn có "Cặp me kiểng cổ nhất" được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục vào năm 2013, đây là cặp me cổ 148 tuổi, trị giá 15 tỷ đồng.

Hiện nay, nghề trồng kiểng công trình ở thành phố Sa Đéc phát triển mạnh. Nhiều nhà vườn chuyển sang trồng cây cảnh, cây kiểng thường, kiểng nghệ thuật để có tiêu thụ được quanh năm.

Các làng trồng kiểng cổ, cây bonsai ở Đồng Tháp cho thu nhập gấp 100 lần so với trồng lúa - Ảnh 1.

Làng hoa Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) trồng cây lưỡi hổ-cây cảnh công trình bán cho các doanh nghiệp phục vụ công trình. Ảnh: Nguyễn Văn Trí - TTXVN.

Để phát triển ổn định bền vững, thành phố Sa Đéc đã định hướng làng nghề trồng hoa kiểng cho trồng các loại cây kiểng công trình chất lượng cao; là những cây kiểng đẹp, đạt giá trị nghệ thuật, sản xuất các cây kiểng bonsai loại trung có chiều cao 60 cm dễ xuất khẩu, vì đồng kích cỡ dễ chuyên chở, lại được nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài ưa chuộng.

Những loại cây kiểng làm bonsai truyền thống ở Sa Đéc có giá trị cao như: kim quýt, vạn niên tùng, cần thăng, nguyệt quế, mai vàng, ngọa tùng, lộc vừng, vạn niên tùng… được tạo thế "tình mẫu tử", "thế phu thê " thế quần tụ", uốn thành con rồng, con phụng… kiểng công trình không sợ tàn, hư hao và có thể để bán quanh năm, chủ yếu là chú trọng chăm sóc, nhiều cây để càng lâu, càng có giá trị.

Bà Nguyễn Thị Ngọc- Trưởng phòng Kinh tế thành phố Sa Đéc cho biết, sau vụ hoa Tết nông dân làng hoa sản xuất cây kiểng, cây công trình quanh năm để vừa có thu nhập vừa tăng vẻ đẹp, tạo sức hút với khách tham quan vừa tránh được sự quá tải khi chỉ tập trung vào vụ hoa Tết. 

Các loại hình kiểng như: kiểng cổ, kiểng tứ diện, bonsai hiện nay rất được nhiều cơ quan, công trình công cộng, nhà hàng, khách sạn ưa thích. 

Cây kiểng cho công trình đang là mô hình nhân rộng ra nhiều nhà vườn ở Sa Đéc. Bình quân 1 ha đất trồng được khoảng 40-50 nghìn giỏ hoặc chậu kiểng và mổi năm sản xuất được 3 lần, lãi trên 400 triệu đồng/ha.

Kiểng cổ, kiểng loại nhỏ, bon sai trang trí thành những dòng chữ, biểu tượng hình rồng, phụng, thành hình 12 con giáp khá hấp dẫn, vừa bảo vệ môi trường và tạo không khí trong lành cho các đô thị vừa đẹp vừa mát góp phần nâng cao đời sống về văn hoá tinh thần, góp phần tăng thu nhập người dân Làng nghề trồng hoa kiểng Sa Đéc.

Nguyễn Văn Trí (TTXVN)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem