Ca mắc Covid-19 tăng nhanh, bao giờ Hà Nội đạt mức miễn dịch cộng đồng?

Gia Khiêm Thứ sáu, ngày 26/11/2021 09:15 AM (GMT+7)
Trước việc Hà Nội ghi nhận số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng cao kỷ lục, trao đổi với PV Dân Việt, ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc CDC Hà Nội cho biết, từ nay đến cuối năm chắc chắn dịch Covid-19 còn phức tạp hơn nữa.
Bình luận 0

"Từ nay đến cuối năm, chắc chắn dịch Covid-19 tại Hà Nội sẽ còn phức tạp hơn"

Những ngày vừa qua, tại Hà Nội liên tục ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng cao, đặc biệt số ca trong cộng đồng tăng mạnh rõ rệt. Ngày 24/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông tin ghi nhận 285 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 159 ca nhiễm trong cộng đồng. Đây cũng là ngày ghi nhận số ca mắc ngoài cộng đồng cao nhất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại thủ đô. Ngày 25/11, Hà Nội tiếp tục ghi nhận 122 trường hợp cộng đồng...

Qua quan sát, tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội, nhiều ngày qua đều ghi nhận hơn 200 ca mắc/ngày. Số ca cộng đồng đang có xu hướng gia tăng. Theo đánh giá cấp độ dịch ngày 19/11, toàn thành phố vẫn ở cấp độ 2, tức màu vàng, nguy cơ trung bình. 4 quận, huyện ở cấp độ 1 (màu xanh, bình thường mới) gồm: Hoàn Kiếm, Ba Vì, Đan Phượng, Ứng Hòa. 26 quận, huyện, thị xã còn lại ở cấp độ 2. 

"Hà Nội có số ca nhiễm Covid-19 cao kỷ lục, lên kịch bản điều trị cho 100.000 người là cần thiết" - Ảnh 1.

Số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội được thống kê trong những ngày vừa qua. Ảnh: CDC Hà Nội

Có 3 xã, phường ở cấp độ 3 (màu cam, nguy cơ), gồm phường Phú Đô (quận Nam Từ Liêm); xã Phù Đổng và xã Yên Thường của huyện Gia Lâm. Đặc biệt, không có địa bàn cấp độ 4 (màu đỏ, nguy cơ rất cao).

Tuy nhiên số ca mắc Covid-19 đang có dấu hiệu gia tăng. Nhiều người lo ngại liệu Hà Nội có nâng cấp độ dịch? Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Dân Việt, ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc CDC Hà Nội cho biết, thành phố đánh giá cấp độ dịch theo từng tuần, từng nơi. Ông cho rằng, dịch Covid-19 tại Hà Nội chắc chắn còn phức tạp hơn rất nhiều.

Hà Nội ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng cao kỷ lục, Phó giám đốc CDC nói gì? - Ảnh 2.

Khu vực phong toả tại phố Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội cách đây ít ngày. Ảnh: Gia Khiêm

"Khi thành phố thực hiện nới lỏng, mở cửa thì phải chấp nhận số ca mắc Covid-19 có thể tăng. Việc này cũng đã nằm trong dự đoán của thành phố. Tuy nhiên, ca mắc tăng chúng ta phải chấp nhận. Hiện có nhiều ca trong cộng đồng lịch trình di chuyển, tiếp xúc phức tạp. Dự đoán, từ nay đến cuối năm chắc chắn dịch Covid-19 tại Hà Nội sẽ còn phức tạp hơn chứ không phải như bây giờ", ông Tuấn đánh giá.

Hà Nội ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng cao kỷ lục, Phó giám đốc CDC nói gì? - Ảnh 3.

Xe cấp cứu đưa người đi cách ly tại Hà Nội. Ảnh: Gia Khiêm

Theo ông Tuấn, hiện thành phố đã được cấp đủ vaccine để tiêm phủ cho khoảng 80% dân số Hà Nội đủ 2 mũi. Điều quan trọng đó là đang chờ những người đủ thời gian để tiêm phủ 2 mũi 2. Khi đủ mũi tiêm sẽ tạo ra miễn dịch cộng đồng, hạn chế được số ca mắc. Việc kiểm soát các ổ dịch, ca nhiễm Covid-19 và tiêm vaccine vẫn đang được Hà Nội đẩy mạnh.

"Lên kịch bản điều trị cho 100.000 người là cần thiết"

Trao đổi với PV Dân Việt, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho hay, việc phát sinh ca nhiễm Covid-19 như hiện nay vẫn đang nằm trong dự đoán của Hà Nội.

"Chắc chắn trong ít ngày tới số ca nhiễm Covid-19 có thể sẽ tăng lên. Thành phố làm sao phải khống chế đừng để cao tăng cao quá, bên cạnh đó theo dõi ca mắc chuyển biến nặng. 

"Hà Nội có số ca nhiễm Covid-19 cao kỷ lục, lên kịch bản điều trị cho 100.000 người là cần thiết" - Ảnh 4.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế). Ảnh: NVCC

Khi thực hiện mở cửa để các hoạt động trở lại bình thường thì chúng ta phải chấp nhận số ca mắc có thể tăng. Người dân nên bình tĩnh. Bên cạnh đó phải chấp hành thông điệp 5K, đảm bảo phương án lao động sản xuất an toàn đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm phủ vaccine, tăng cường kiểm tra giám sát ngăn chặn dịch bệnh", ông Phu nói.

Trước thông tin Hà Nội cũng lên kế hoạch chi tiết phương án thu dung, điều trị nếu lên tới 100.000 ca mắc Covid-19 nhằm đáp ứng tiêu chí "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", ông Phu cho rằng rất cần thiết.

"Hiện nay số ca nhiễm Covid-19 tại Hà Nội liên tục tăng, chính vì vậy phải có kịch bản và vấn đề điều trị vô cùng quan trọng để những trường hợp bệnh nhân được can thiệp, điều trị kịp thời để không bị diễn biến nặng, không gây quá tải hệ thống y tế, không gây tử vong. Phương án nhằm mục tiêu phân loại bệnh nhân để chủ động tiếp nhận được bệnh nhân sớm để điều trị sớm", ông Phu nhấn mạnh.

Với tốc độ tiêm vaccine như hiện nay, theo ông Phu chỉ thời gian rất ngắn nữa Hà Nội sẽ đạt tỉ lệ tiêm 70-80% tổng dân số. Theo ông việc tiêm phủ vaccine đủ nhưng sẽ vẫn lây nếu người dân không thực hiện tốt 5K. Điều quan trọng của tiêm chủng đó là bệnh nhân sẽ mắc nhẹ, không triệu chứng và không bị nặng. 

"Tiêm vaccine ngừa Covid-19 con người vẫn sinh kháng thể nhưng không thể đạt được mức độ không bị nhiễm hay lây lan cho người khác. Nó khác với loại vaccine khác như sởi,... hiệu quả cao thì 90-95% người dân không bị nhiễm nữa. Chính vì thế, người dân không được lơ là, chủ quan trong phòng chống dịch", ông Phu thông tin thêm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem