Cùng ngày, ông Đành cho biết, từ lúc ông ngoại của ông là cụ Trần Thủ Chiếm (đã chết) về ở thì đã có 2 ngôi mộ này.
“Nghe cha tôi kể lại thì lúc ông ngoại tôi còn sống, ông cũng không biết nguồn gốc của 2 ngôi mộ này. Tuy nhiên, ông có căn dặn con cháu đời sau không được phép di dời và hàng năm phải cúng vào mỗi dịp Tết và Thanh minh” - ông Đành nói.
Ông Đành cho biết dòng chữ ghi trên bia mộ đã bị mờ, không nhìn rõ.
Hai ngội mộ trên diện tích khoảng 12m
2.
Theo quan sát của phóng viên, hai ngôi mộ được chôn cạnh nhau trên diện tích khoảng 12m
2, mỗi ngôi mộ đều có trấn 4 trụ đá tàn ông lớn, bia mộ quay về hướng đông. Riêng ngôi mộ bên trái nhích cao hơn ngôi mộ bên phải khoảng 5 tấc.
“Theo lời kể của cha tôi thì ông ngoại tôi ngày xưa làm đến chức ông cả, chữ nghĩa nhiều nhưng ông cũng không đọc được mấy dòng chữ Hán Nôm ghi trên bia mộ. Hiện các dòng chữ ghi trên bia mộ được làm bằng đá tàn ông (có nguồn gốc từ nước Xiêm) đã mờ hẳn, không nhìn thấy rõ, phần núm mộ cũng bằng với mặt đất. Riêng 8 trụ đá trấn các các góc của hai ngôi mộ thì vẫn còn cứng, không thể lung lay” - ông Đánh cho biết.
Được biết, Bảo tàng tỉnh Cà Mau đã cử đoàn xuống kiểm tra, lấy thông tin để làm rõ nguồn gốc hai ngôi mộ nói trên.
Hoàng Hạnh (Hoàng Hạnh)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.