Mới đây, đến thăm trang trại nuôi cá nước lạnh trên đèo Khau Phạ, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), đồng chí Thào Xuân Sùng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tỏ ra rất bất ngờ trước quy mô nuôi cá đặc sản của đơn vị này.
Về “dài hơi” với ngành nuôi cá nước lạnh, cần tiếp tục có được sự đầu tư về công nghệ sản xuất giống; hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn cho cá nước lạnh trong nư
Thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) được coi là “thủ phủ” nuôi cá nước lạnh của vùng Tây Bắc với diện tích mặt nước gần 46.000 m2. Nuôi cá nước lạnh ở Sa Pa những năm gần đây không chỉ mở rộng về diện tích mà còn được chủ nuôi đầu tư về chất lượng.
Trước đây, cá hồi Sa Pa được bán với giá 260.000 đồng/kg, thương lái tranh nhau mua, thì nay rớt giá còn 160.000-170.000 đồng/kg. Hiện lượng cá còn khoảng 250 tấn chưa bán được.
Với 1ha đất tại thôn 2, xã Rô Men (huyện Đam Rông, Lâm Đồng) ông Huỳnh Ngọc Thu đã xây dựng 70 hồ nuôi cá tầm, sản lượng loài cá "quý tộc" này hàng năm lên đến hàng trăm tấn, mang lại doanh thu nhiều tỷ đồng. Mô hình nuôi cá tầm của ông Thu mở ra một hướng đi mới cho người dân tại địa phương.
Với niềm đam mê làm giàu từ nông nghiệp, anh Nguyễn Khắc Đông (SN 1979) đã từ bỏ nghề giáo viên để tập trung phát triển trang trại nuôi cá hồi, cá tầm tại xã Nấm Dần, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Hiện thu nhập bình quân từ nuôi cá hồi trên đỉnh núi đạt 2 tỷ đồng, sau khi trừ lãi còn khoảng 700 triệu đồng/năm, cho thu nhập từ 3-4 triệu đồng/người/tháng.
Tỷ phú "Lũy hói" là biệt danh mà người dân ở Sa Pa (Lào Cai) đặt cho ông Nguyễn Văn Lũy (trú thôn Can Hồ A, xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) từ khi ông đưa cá nước lạnh về bản và thành danh với loài cá có cái mỏm nhọn như đầu tên lửa...
Từng là giáo viên, anh Nguyễn Khắc Đông (SN 1979) mạnh dạn thôi nghề giáo chuyển hướng sang làm nông nghiệp,cụ thể là nuôi cá tầm, cá hồi-loài cá có cái đầu nhọn như tên lửa. Hiện anh đang sở hữu trang trại nuôi cá hồi, cá tầm có quy mô hơn 2.000m2 tại xã Nấm Dần, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.