Đúng 14h chiều 28/9, sự kiện được mong chờ nhất trong năm của nông dân miền Trung - Tây Nguyên chính thức diễn ra, người đứng đầu Chính phủ và đại diện các bộ ngành sẽ trực tiếp đối thoại với nông dân để tìm ra đáp án và động lực thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn miền Trung - Tây Nguyên cất cánh.
Làm thế nào để tiêu thụ nông sản hiệu quả, tình trạng phân bón giả, kém chất lượng vẫn hoành hành, vấn đề tranh chấp đất lâm nghiệp, phá rừng ở Tây Nguyên, phát triển nghề nuôi biển ở miền Trung là những vấn đề nông dân muốn kiến nghị tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần thứ 3.
Từ lâu, cà phê chồn được biết đến là loại thức uống có giá thành cao bởi hương vị của nó rất thơm ngon. Thế nhưng liệu mấy ai biết được cuộc sống của những con chồn hương đang khốn khổ như thế nào.
Quy trình chế biến ra những món ăn đắt đỏ, kỳ lạ khiến ai cũng phẫn nộ. Mặc dù đều là động vật lấy thịt nhưng cách người ta tàn nhẫn giết chúng bị nhiều người lên án.
Trên thế giới, chỉ có ba nước sản xuất loại đồ uống này là Etiopia, Indonesia và Việt Nam. Hiện tại, giá cho 1kg nguyên liệu lên tới hơn 60 triệu đồng.
Bằng phương pháp nuôi chồn hương để sản xuất cà phê Arabica, cà phê của gia đình ông Vy Văn Thông (xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) có hiệu quả kinh tế rất cao và còn xuất khẩu ra nước ngoài.
Khởi nghiệp với đủ thứ nghề như bỏ mối hải sản, nuôi rắn, môi giới thị trường chứng khoán, cuối cùng anh Nguyễn Văn Cừ (37 tuổi) ở thôn Tân Phú, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú (Bình Phước) đã tìm cho mình được hướng đi mới.
Từ khi đến với nghề nuôi chồn hương, anh Cừ mới thoát cảnh long đong đủ nghề mà vẫn bí. Tới khi anh sản xuất thành công "siêu phẩm" cà phê chồn chính là cái đích khởi nghiệp hoàn hảo.
Liên quan đến thông tin cho rằng chồn hương (cầy hương) đang bị đối xử dã man để sản xuất cà phê chồn, một số nông dân khẳng định đây là thông tin thiếu chính xác. Trên thực tế, nông dân chỉ nuôi cầy vòi hương để làm cà phê chồn chứ không phải nuôi chồn hương.