Ca sĩ Phương Linh tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh cô mắc nguy hiểm thế nào?
Ca sĩ Phương Linh tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh cô mắc nguy hiểm thế nào?
Thứ hai, ngày 08/07/2024 14:27 PM (GMT+7)
Ca sĩ Phương Linh tiết lộ: "Tôi phải đối diện với việc bị tràn dịch khớp gối. Sau nhiều năm điều trị từ đông y đến tây y, đến nay tôi mới phục hồi được 80%".
Sau thời gian vắng bóng, Phương Linh bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ở các chương trình ca nhạc. Mới đây, cô đã trở thành khách mời của show diễn Giao lộ thời gian - Love In The Bay. Bên cạnh những màn trình diễn, Phương Linh còn tâm sự về khoảng thời gian "biến mất" khỏi làng nhạc Việt.
Phương Linh chia sẻ: Sau những ngày đi hát, Phương Linh dành thời gian để nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân. Nữ ca sĩ 8X thừa nhận cô thích hợp với cuộc sống độc thân. Vì thế, cô không có kế hoạch lập gia đình và có con. Phương Linh tiết lộ vừa tạm chia tay người yêu để cả hai có khoảng thời gian suy ngẫm về mối quan hệ này. Dẫu vậy, cả hai vẫn dành cho nhau sự quan tâm đặc biệt.
Vào năm 2012, Phương Linh bất ngờ biến mất khỏi showbiz, nghỉ hát khi đang trên đình cao sự nghiệp và mãi đến gần đây mới trở lại. Tại chương trình tuần này, Phương Linh tiết lộ: "Tôi phải đối diện với việc bị tràn dịch khớp gối. Sau nhiều năm điều trị từ đông y đến tây y, đến nay tôi mới phục hồi được 80%.
Tôi vốn là người biết cân bằng công việc và cuộc sống, không chạy show quá nhiều nên không cảm thấy cuộc sống bị đảo lộn khi phải bớt việc. Thời gian dưỡng bệnh, tôi chỉ tự thắc mắc tại sao mình còn trẻ mà đã bị tràn dịch khớp gối.
Hành trình chữa trị cũng tốn không ít thời gian và tiền bạc. Sau khi phải đền rất nhiều hợp đồng, tôi quyết định dừng hẳn việc hát phòng trà để tập trung chữa trị. Nhìn các bạn đi hát tới tấp, tôi không tủi thân mà vẫn đi ăn đi chơi với mọi người bình thường.
Tràn dịch khớp gối là gì?
Trong cơ thể, khớp gối được bao quanh bởi màng hoạt dịch, lớp màng này chứa dịch khớp nhằm bôi trơn, giảm ma sát giữa các bề mặt xương giúp khớp gối chuyển động linh hoạt hơn.
Tràn dịch khớp gối là tình trạng màng hoạt dịch bị kích thích, tăng bài tiết dẫn đến dư thừa dịch trong khớp gối khiến khớp sưng to.
Tràn dịch khớp gối có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên, giúp bác sĩ định hướng các nguyên nhân khác nhau như chấn thương, viêm nhiễm. Đây là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở người cao tuổi.
Dấu hiệu tràn dịch khớp gối
Triệu chứng tràn dịch khớp gối rất đa dạng tùy thuộc vào thể tích dịch tại khớp và nguyên nhân gây bệnh. Một số dấu hiệu thường gặp bao gồm:
Sưng khớp: do dịch tích tụ xung quanh khớp và dưới bao hoạt dịch nên người bệnh có thể nhận thấy một bên khớp gối to hơn bên còn lại hoặc cả hai khớp đều sưng to hơn bình thường.
Cứng khớp: tụ dịch gây tăng áp lực khi chuyển động khớp, làm việc thực hiện các động tác cong, duỗi chân trở nên khó khăn.
Đau khớp gối, hạn chế vận động khớp: người bệnh thường đau nhức âm ỉ khớp gối bên tràn dịch, đau tăng lên khi đứng dậy hoặc di chuyển.
Dấu bập bềnh khớp gối dương tính: triệu chứng này xuất hiện khi tràn dịch nặng trong khớp gối.
Một số nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối
Không thể phủ nhận rằng tràn dịch khớp gối là tổn thương khá nghiêm trọng xảy ra trong khớp gối, chúng ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, mọi người cần chủ động nắm được nguyên nhân khiến dịch ổ khớp gối tràn và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe thật khoa học.
Trên thực tế, hiện tượng tràn dịch ổ khớp gối xảy ra vì nhiều lý do khác nhau, trong đó 3 lý do thường gặp nhất là: chấn thương, do nhiễm khuẩn hoặc bạn có tiền sử mắc bệnh liên quan tới khớp,…
Làm gì để phòng ngừa tràn dịch khớp gối
Để giảm thiểu nguy cơ bị tràn dịch khớp gối, cần lưu ý:
- Sử dụng các đồ bảo hộ chuyên dụng cho khớp gối khi chơi thể thao, lao động nặng
- Cẩn thận khi chơi thể thao hoặc khi làm việc để giảm thiểu nguy cơ mắc chấn thương
- Luôn kiểm soát tốt cân nặng, do đầu gối sẽ là nơi chịu nhiều áp lực khi trọng lượng cơ thể tăng.
- Thực đơn mỗi ngày không nên có quá nhiều các món ăn dầu mỡ, nhiều chất béo; tránh ăn đêm…
- Thường xuyên tập thể dục thể thao với cường độ phù hợp. Thói quen tốt này sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ bắp ở đầu gối.
- Cần khám bác sĩ và kiểm tra sớm khi có tình trạng đau, cứng khớp gối.
Tràn dịch khớp gối, khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời nếu những dấu hiệu sau:
Một hoặc cả hai bên gối sưng to lên, có thể kèm theo nóng đỏ. Sốt từ 38.5 độ trở nên. Cứng khớp. Giảm khả năng đi lại, vận động tại vị trí khớp gối.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.