UBND TP.HCM yêu cầu tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định về nguồn gốc, xuất xứ, giấy phép trong kinh doanh, buôn bán cá tầm, nhất là cá tầm Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam.
Tổng cục Quản lý thị trường vừa có văn bản chỉ đạo toàn ngành tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh, buôn bán mặt hàng cá tầm.
Xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La nơi có độ cao trung bình trên 1.400 m so với mặt nước biển. Người dân nơi đây vốn quen với việc làm ruộng bậc thang, trồng cây Sơn Tra. Giờ đây, vùng đất này đã xuất hiện nhiều vùng nuôi cá có giá trị kinh tế cao như cá hồi, cá tầm, tạo thu nhập cao cho người nông dân.
Trước tình trạng một số loài cá tầm nhập khẩu dùng làm thực phẩm lưu thông trên thị trường chưa rõ nguồn gốc, không thực hiện kiểm dịch có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, môi trường và sản xuất cá tầm tại Việt Nam, Bộ NNPTNT vừa có công văn đề nghị các ngành chức năng cùng vào cuộc xử lý.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chỉ đạo nghiên cứu, xử lý phản ánh của báo chí về tình trạng buông lỏng quản lý, có dấu hiệu tiếp tay cho việc nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc vào Việt Nam, vi phạm gian lận về số lượng nhập khẩu, gian lận xuất xứ...
Ngày 24.12, Hội Cá nước lạnh tỉnh Lào Cai đã có văn bản gửi Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan về việc đề nghị tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu cá tầm sống làm thực phẩm.
Nuôi cá đặc sản trên núi giờ đây không còn là chuyện lạ ở A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế). Nhưng nuôi cá trọng lượng cả chục kg mới là chuyện đáng quan tâm tại huyện miền núi này.