Ngay từ sáng sớm 8/1 (tức 23 tháng Chạp), đã có rất đông người dân Hà Nội mang cá chép lên cầu Long Biên để thả xuống sông Hồng.
Theo quan niệm dân gian, cá chép là phương tiện mà các Táo sử dụng để về trời. Cá chép sau đó sẽ hoá rồng vượt vũ môn để Táo quân cưỡi lên thiên đình báo cáo những việc làm trong một năm của mỗi gia đình.
Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây, một số người dân thiếu ý thức thường xuyên thả cá kèm luôn cả túi nilon, xả rác bừa bãi ra môi trường. Có người còn đứng trên thành cầu ném cá xuống sông Hồng khiến những chú cá ngay khi vừa tiếp nước đã chết yểu vì lực va chạm.
Trên cầu xuất hiện người nước ngoài và các bạn trẻ cầm biển với khẩu hiệu “đừng để Táo quân mang rác lên trời”. Được biết, họ đã đứng ở đây từ ngày hôm qua (22 tháng Chạp) để hướng dẫn người dân không vứt rác xuống sông
Việc làm này của các bạn trẻ được người dân ủng hộ nhiệt tình.
Rác thải được gom lại ở một góc.
Những chú cá được các bạn trẻ đem bỏ vào một chiếc xô nhỏ, sau đó dùng ròng rọc đưa sát xuống mặt nước và thả nhẹ nhàng xuống dòng sông Hồng.
Phía bên dưới chân cầu cũng có một đội tình nguyện viên làm công việc thu gom rác thải, nhặt túi nilon làm sạch môi trường.
Trong buổi sáng 23 tháng chạp, có tới hàng trăm chú cá được đi “thang máy” để về trời.
Ông Vinh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: “Hành động của nhóm sinh viên rất văn minh, tránh được việc vứt rác lung tung bừa bãi như các năm trước”.
Dưới chân cầu Chương Dương (Gia Lâm, Hà Nội), nhiều người có ý thức hơn khi đi tận xuống bờ sông Hồng thả cá chép, tro
Bờ sông khá mấp mô khiến người dân tiễn ông Táo về trời gặp đôi chút khó khăn
Tuy nhiên tình trạng thả cả tro xuống mặt sông vẫn tiếp diễn như mọi năm
Ven Hồ Tây rất đông người dân đi tiễn ông Táo chầu trời. Đoạn ven đường Thanh Niên là điểm thả cá chép quen thuộc của người dân
Các chép đỏ được đựng trong tú nilon…
... hay chậu, xoong, nồi, mang ra bờ hồ, thả nhẹ nhàng tiễn ông Táo chầu trời. Đây là khoảnh khắc đáng nhớ của người dân sau một năm, buồn vui với cuộc sống
Ngoài cá chép đỏ, nhiều người tìm mua cá chép ta để thả
Sư thầy Thích Tịnh Giác (Gia Lâm, Hà Nội) đã 7 năm liền có mặt trên Hồ Tây ngày 23 tháng chạp khuyên người dân không vứt túi nilông và tro xuống hồ “hãy chấm dứt tình trạng thả tro hay những đồ lễ cúng khác vì như vậy nó sẽ chẳng còn ý nghĩa của phóng sinh nữa”, thầy nói.
Những bạn trẻ giúp thầy Tịnh Giác gom túi nilon lại sau khi người dân thả cá chép xuống hồ
Cá chép vừa được phóng sinh chưa kịp bơi đi xa thì đã bị 3 người cầm vợt, lưới trực chờ bắt lại.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.