Một loài động vật ngoại lai sống dai trong lòng hồ Trị An ở Đồng Nai, dân bắt lên làm chả, phơi khô

Lý Cần Thành (Cổng TTĐT Sở NNPTNT Đồng Nai) Thứ năm, ngày 15/08/2024 11:15 AM (GMT+7)
Cá Tỳ bà hay còn gọi là cá lau kiếng, cá quét đường có tên khoa học là Hypostomus plecostomus, nguồn gốc phân bố tự nhiên ở Nam Mỹ, mà chủ yếu là ở lưu vực sông Amazon. Việc tìm hiểu, đánh giá tác động của cá Tỳ bà-cá lau kiếng tới nguồn lợi thủy sản ở hồ Trị An là cần thiết, đáng quan tâm.
Bình luận 0

Cá Tỳ bà hay còn gọi là cá lau kiếng, cá quét đường, cá có tên khoa học là Hypostomus plecostomus, nguồn gốc phân bố tự nhiên ở Nam Mỹ, mà chủ yếu là ở lưu vực sông Amazon.

Loài cá ngoại lai này có kích thước trung bình chiều dài cơ thể ít khi vượt quá 30 cm. (Chiều dài không kể đuôi Lo = 30 cm).

Nhưng cũng có thể bắt gặp ở hồ Trị An và ao nuôi thủy sản ven hồ thủy điện này những cá thể cá tỳ bà (cá lau kính) lớn hơn vượt 35 cm. 

Loài cá lau kiếng-cá Tỳ bà nhập vào Việt Nam qua con đường phi mậu dịch chủ yếu là làm cá cảnh của một số nhà nuôi và kinh doanh cá cảnh. 

img

 Ngư dân đang thu lưới đánh bắt thủy sản, trong đó có đánh bắt cá lau kính-động vật ngoại lai trên hồ Trị An. Hồ thủy điện Trị An là hồ thủy điện lớn nhất miền Nam, thuộc các huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Thống Nhất, Định Quán của tỉnh Đồng Nai.

Cá lau kiếng (cá lau kính) hay còn gọi là cá Tỳ bà là động vật ngoại lai có tên trong danh mục các loài ngoại lai xâm hại ban hành kèm theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định tiêu chí xác định và ban hanh danh mục loài ngoại lai xâm hại.

Cá Tỳ bà xuất hiện nhiều trong các thủy vực khác nhau ở tỉnh Đồng Nai, cũng như ở các tỉnh khác từ những năm cuối thập niên 90 tới nay. 

Lượng cá ngoại lai này khai thác được ngày càng nhiều. Cá lau kiếng có mặt hầu hết các loại hình thủy vực nước ngọt và các vùng cửa sông. 

Tất cả các ngư cụ khai thác cá tôm nước ngọt đều có thể đánh bắt được loài cá ngoại lai này,… Nhiều vùng nước khi đánh bắt hoặc thu hoạch, lượng cá Tỳ bà chiếm tỷ lệ khá lớn. 

Do có hình dạng xấu xí của cá lau kiếng và do những tin đồn thất thiệt về loài cá ngoại lai này nên khi gặp loài cá lau kiếng trong ngư cụ, nhiều người dân còn thả cá trở lại thủy vực.

Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cá lau kiếng vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát triển ngoài môi trường tự nhiên như ao, hồ, đầm nước ngọt, sông, suối... 

img

 

Cá Tỳ bà-cá lau kiếng (một loài cá ngoại lai, động vật ngoại lai) dính vào mắt lưới của ngư dân đánh bắt cá tôm trên hồ thủy điện Trị An, tỉnh Đồng Nai.

Việc tìm hiểu và đánh giá tác động của loại cá ngoại lai này tới nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là nguồn lợi ở hồ Trị An là một điều cần thiết và đáng quan tâm.

Năm 2023, qua khảo sát một vài ngư cụ khai thác trên hồ Trị An và phỏng vấn người dân khai thác, Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai ghi nhận như sau:

-Đối với nghề đăng, với chiều dài lưới khoảng 80 m, người dân đánh bắt cá tôm trên hồ thủy diện Trị An thu được khoảng 20 - 25 kg cá Tỳ bà.

Các loài thủy sản khác như cá chép, cá lăng,.., người dân đánh bắt và thu được 5 – 6 kg trong một ngày.

-Đối với nghề cào trên hồ thủy điện Trị An ở tỉnh Đồng Nai, trung bình một chuyến cào/ngày, người dân địa phương thu được khoảng 15 – 20 kg cá Tỳ bà. 

img

Cá Tỳ bà (cá lau kiếng, cá lau kính), loài thủy sản ngoại lai do người dân đánh bắt được trên hồ thủy điện Trị An thu được sau một ngày đăng lưới.


1. Các mặt tiêu cực của cá Tỳ bà:

-Loài thủy sản ngoại lai này có thể gây nên sự cạnh tranh về không gian sống đối với các loài thủy sản khác ở hồ Trị An.


-Do cấu tạo miệng cá lau kính có dạng giác bám, nên nó có thể đeo bám trên cơ thể các loài cá khác, đặc biệt là cá nuôi trong ao, cá nuôi bè để hút nhớt làm cho cá chết.


-Do vây lưng, vây ngực cá Tỳ bà cứng nên có thể làm rách lưới khi thu hoạch thủy sản.

img

Ngư dân đánh bắt thủy sản trên hồ thủy điện Trị An gần đây bắt cả cá lau kính (một loài động vật ngoại lai). Người dân chế biến khô cá, chả cá Tỳ bà của người dân khu vực hồ thủy điện Trị An (tỉnh Đồng Nai).


2.Giải pháp nhằm hạn chế sự phát triển của loài cá Tỳ bà ở hồ thủy điện Trị An:

Chính quyền, ngành chức năng, các đoàn thể cần tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của ngư dân về ảnh hưởng của cá Tỳ bà trên các thủy vực nước ngọt như:

-Khi khai thác thủy sản bắt gặp cá Tỳ bà, thì không nên thả cá trở lại thủy vực để hạn chế cá tiếp tục sinh trưởng và phát triển.

-Tùy theo kích cỡ cá lau kiếng, có thể dùng cá ngoại lai làm phân bón, thức ăn cho gia súc, gia cầm hoặc chế biến làm thức ăn cho người như chả cá, khô cá,…

Hiện có gần 130 loài cá đặc hữu ở hồ Trị An, trong đó có một số loài cá ngon, cá đặc sản có giá trị kinh tế cao như: cá lăng, cá leo, cá chép, cá lóc, cá trèn, cá kìm, cá mè vinh, cá mè hoa, cá trạch...

Đặc biệt tại hồ thủy điện Trị An, giai đoạn mưa đầu là nguồn cá tự nhiên dồi dào, mang lại nguồn cá đặc sản phong phú, tươi ngon. 

Nguồn cá tự nhiên đánh bắt được trên hồ Trị An là thu nhập khá tốt, ổn định cho người dân địa phương.

Một trong những loài cá đặc sản nổi tiếng đánh bắt với khối lượng khá lớn trên hồ Trị An là loài cá cơm. 

Cá cơm ở hồ Trị An là loại cá cơm nước ngọt. Nghề đánh bắt cá cơm diễn ra quanh năm, giúp ngư dân quanh vùng lòng hồ Trị An có thu nhập.

Hồ thủy điện Trị An có diện tích mặt hồ 323 km² được coi là hồ nước lớn nhất Việt Nam. Hồ Trị An được khởi công xây dựng năm 1984 và hoàn thành 1987.

Việc xây dựng hồ thủy điện Trị An có mục đích chính là cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An có công suất 400MW. 

Phía thượng nguồn của hồ Trị An có Vườn quốc gia Cát Tiên, đến đây, có khu du lịch Đảo Ó - Đông Trường dành cho du khách đến tham quan và nghỉ mát.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem