Đông đảo học giả, chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế đã tham gia hội thảo "Hạ tầng giao thông khu vực Nam bộ: Vấn đề và giải pháp phát triển" do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức sáng 29/6 với trọng tâm chính là tập trung vào các định hướng quan trọng, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Theo các đại biểu, hiện nay, thực trạng hạ tầng giao thông hiện hữu của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ĐBSCL chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của vùng. Dù Chính phủ đã và đang nỗ lực cải cách các chính sách nhằm huy động nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Tuy nhiên kết quả kêu gọi vốn đầu tư công và hợp tác công – tư (PPP) tham gia vào các dự án phát triển hạ tầng giao thông khu vực Nam Bộ chưa thực sự được như mong muốn.
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Quốc gia TP.HCM đã chỉ ra 5 vấn đề chính của phát triển giao thông khu vực Nam Bộ. Từ “chất lượng quy hoạch, lập và thẩm định dự án” đến “Năng lực triển khai dự án của nhà đầu tư”; từ những “bất cập phát sinh trong đền bù giải phóng mặt bằng” đến việc “thiếu nguồn vốn đầu tư cho các dự án hạ tầng trọng điểm” và các vấn đề mới xuất hiện chẳng hạn như “biến đổi khí hậu, nước biển dâng”.
Các chuyện gia nhận định tình trạng tắc nghẽn giao thông diễn ra thường xuyên trên các tuyến đường nối từ TP.HCM về các tỉnh ĐBSCL là yếu tố kìm hãm sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của toàn vùng. Ảnh: Báo Thanh Niên
Ngoài ra, đặc tính thuộc về tổ chức xã hội, văn hóa cũng được nêu ra như “văn hóa đi xe máy” đan xen với các phương tiện cơ giới lớn…
Bên cạnh đó, vấn đề thiếu kết nối hạ tầng giao thông, phân bổ giữa bảo trì và xây dựng mới không hợp lí, phân bổ đầu tư giữa đường thủy và đường bộ còn bất cập cũng được nhiều đại biểu đề cập.
Từ đó, nhiều giải pháp đã được đặt ra như việc quy hoạch giao thông cần dựa lên quy hoạch và liên kết phát triển vùng, nâng cao hiệu quả quỹ bảo trì đường bộ, nâng cao tỷ lệ đầu tư cho đường thủy; minh bạch công khai trong đấu thầu và triển khai thu phí không dừng; phát hành trái phiếu xây dựng hạ tầng...
Đặc biệt, vai trò “nhạc trưởng” của TP.HCM được nhiều đại biểu nhấn mạnh trong bối cảnh mà sự phối hợp giữa các ngành và địa phương còn thiếu, còn có lợi ích cục bộ…
Tiến sĩ Dương Như Hùng, Trưởng khoa Quản lý công nghiệp Đại học Bách Khoa TP.HCM. Ảnh: V.D
Vì thế, cần phải đưa TP.HCM trở thành “nhạc trưởng” trong quy hoạch phát triển vùng, cho phép TP.HCM thí điểm thu thuế bất động sản để phát triển hạ tầng giao thông vận tải.
Theo tiến sĩ Dương Như Hùng, Trưởng khoa Quản lý công nghiệp Đại học Bách Khoa TP.HCM, để giải quyết vấn đề này, cần có đơn vị điều phối quản lý cấp vùng. Nó ví như nhạc trưởng và TP.HCM phù hợp với vai trò này. Nhưng TP.HCM thiếu nguồn lực và hạn chế trong cơ chế tài chính, do đó ông đề xuất tăng tỷ lệ ngân sách TP.HCM để phục vụ phát triển vùng.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông tại buổi hội thảo. Ảnh: V.D
Ông Jim Bradley, chuyên gia giao thông Anh quốc, nhận định tình trạng tắc nghẽn giao thông diễn ra thường xuyên trên các tuyến đường nối từ TP.HCM về các tỉnh ĐBSCL là yếu tố kìm hãm sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của toàn vùng.
Theo ông Jim Bradley, một trong những nguyên nhân dễ nhận thấy nhất là cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh. Hiện chỉ có tuyến quốc lộ 1A và quốc lộ 22 nối trực tiếp từ TP.HCM với các tỉnh phía Nam của thành phố.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn. Ảnh: V.D
Sức chứa của các tuyến đường này không thể đáp ứng được khối lượng phương tiện di chuyển. Hai nữa, phương tiện di chuyển chủ yếu là các xe tải nhỏ, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả vận tải hàng hóa. Cuối cùng là vấn đề nguồn vốn và đầu tư, ở thời điểm hiện tại vẫn chưa thu hút được nguồn đầu tư khả thi nào, ngay cả đầu tư đối tác công tư (PPP) cũng gặp nhiều khó khăn.
Về giải pháp, ông Jim Bradley cho rằng ưu tiên hàng đầu trong chiến lược quản lý tình trạng tắc nghẽn là phải thực hiện các biện pháp quản lý nhu cầu giao thông đối với không gian đường bộ. Ngoài ra, cũng có thể cải thiện hiệu quả mạng lưới đường bộ bằng cách ưu tiên hoạt động phương tiện vận tải loại lớn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.