Các công ty công nghệ phương Tây rút khỏi Trung Quốc: Khi "mỏ vàng" đã cạn

Huỳnh Dũng Thứ ba, ngày 19/07/2022 10:08 AM (GMT+7)
Những nỗ lực sâu rộng của Apple và các công ty công nghệ phương Tây khác nhằm cắt giảm hoạt động kinh doanh của họ với Nga sau cuộc tấn công Ukraine đã đặt ra một câu hỏi cho người dùng sản phẩm ở Trung Quốc: Liệu điều tương tự có thể xảy ra ở quốc gia tỷ dân này?
Bình luận 0

Phần lớn mối quan tâm của người tiêu dùng Trung Quốc tập trung vào Apple, công ty như Google,  Microsoft và các gã khổng lồ công nghệ khác đã nhanh chóng hạn chế hoạt động kinh doanh tại Nga sau khi Tổng thống Vladimir Putin tấn công Ukraine vào ngày 24 tháng 2. Các công ty đã ngừng bán và xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ thì lại bị hạn chế như Apple Pay và xóa các cửa hàng tin tức nhà nước của Nga RT News và Sputnik News khỏi Apple Store bên ngoài nước Nga.

Các công ty công nghệ phương Tây rút khỏi Trung Quốc: Khi "mỏ vàng" đã cạn - Ảnh 1.

Khi ngày càng nhiều thương hiệu công nghệ phương Tây rời Trung Quốc, nhiều người đang xem xét hai luật bảo mật dữ liệu mới của nước này như là nguyên nhân dẫn đến cuộc di cư. Ảnh: @AFP.

Việc Nga tấn công Ukraine, cũng như phản ứng toàn cầu, đã được theo dõi chặt chẽ ở châu Á, nơi có căng thẳng lâu dài giữa Trung Quốc và quốc đảo Đài Loan tự trị, mà Bắc Kinh tuyên bố là lãnh thổ của họ. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình  đã nói rằng "việc thống nhất" với Đài Loan là không thể tránh khỏi, mặc dù chính phủ Đài Loan nói rằng không có dấu hiệu của một cuộc tấn công sắp xảy ra.

Các quan chức Trung Quốc bác bỏ bất kỳ sự so sánh nào giữa Đài Loan và Ukraine, nói rằng chỉ Ukraine là một quốc gia độc lập. Nhưng một số nhà bình luận trực tuyến ở Trung Quốc, nơi truyền thông xã hội  bị chi phối bởi tình cảm dân tộc chủ nghĩa thân Nga, đã chỉ trích hành động của Apple tại Nga và cho rằng Trung Quốc nên chuẩn bị cho các chiến thuật tương tự.

"Nếu một ngày nào đó Trung Quốc cuối cùng quyết định giải phóng Đài Loan, ai có thể đảm bảo rằng iPhone của chúng ta sẽ không bị ngừng hoạt động?" một người dùng đã hỏi trên Zhihu, một nền tảng truyền thông xã hội của Trung Quốc tương tự như Quora.

Các chuyên gia cho rằng sẽ rất khó để Apple rời khỏi Trung Quốc, vốn là trung tâm sản xuất quan trọng của công ty cũng như thị trường lớn thứ ba sau Mỹ và châu Âu. Kendra Schaefer, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu công nghệ tại Trivium, một nhóm nghiên cứu chính sách có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết: "Đó là một câu chuyện rất khác so với những gì đang xảy ra ở Nga".

Schaefer chỉ ra rằng các quy định của Trung Quốc yêu cầu Apple và các công ty khác phải lưu trữ thông tin của khách hàng Trung Quốc trên các máy chủ bên trong nước này.

"Câu hỏi đặt ra là, việc rút khỏi Trung Quốc có đồng nghĩa với việc Apple không chỉ mất khách hàng mà còn toàn bộ dữ liệu khách hàng của mình không?", cô ấy nói.

Trung Quốc từng được coi là mỏ vàng cho các công ty công nghệ phương Tây nhưng giờ họ lại trắng tay ra về

Trong nhiều năm, cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đã chú ý đến câu nói của Jack Welch, cựu Giám đốc điều hành của General Electric, về tương lai của thị trường Trung Quốc. Ông nói trong chuyến thăm Thượng Hải vào những năm 1990: "Tất cả chúng tôi đều cho rằng bầu trời sẽ là giới hạn. Và về cơ bản chúng tôi hóa ra là đúng". Lời hứa của ông Welch về các cơ hội tài chính dường như vô tận đã thu hút các công ty Mỹ khác đến Trung Quốc.

Tất nhiên, đối với Jeff Bezos và đế chế Amazon của ông, Trung Quốc được cho là một mỏ vàng mà ông có thể thâm nhập và khám phá. Gã khổng lồ Hoa Kỳ đến Trung Quốc vào năm 2004 sau khi mua nhà bán sách trực tuyến địa phương Joyo với giá 110 triệu đô la và đổi tên trang web thành Amazon Trung Quốc như một nền tảng thương mại điện tử toàn diện vào năm 2011.

Nhưng vào năm 2019, năm mà khi Trung Quốc đạt kỷ lục mới với 2,3 nghìn tỷ USD doanh số bán hàng trực tuyến với hơn 900 triệu người mua sắm trong nước, Amazon tuyên bố đóng cửa các doanh nghiệp nội địa và thay vào đó tập trung vào bán hàng xuyên biên giới cho khách hàng Trung Quốc.

Thời báo New York đưa tin rằng, mặc dù sở thích mua sắm trực tuyến mạnh mẽ trong nước, nhưng Trung Quốc vẫn đóng góp ít hơn 6% tổng doanh số bán hàng toàn cầu của Amazon trong năm đó.

Và đó không chỉ là thị trường thương mại điện tử nơi Amazon không đạt được các mục tiêu cao cả của mình ở Trung Quốc, mà còn là thị trường sách điện tử trị giá hàng tỷ đô la - do chính Amazon sáng lập, cách mạng hóa và dẫn dắt cũng rơi vào thảm cảnh tương tự.

Thiết bị đọc sách điện tử Kindle của Amazon đã tạo ra một cuộc cách mạng trên thị trường sách điện tử của Trung Quốc, thu hút hàng triệu độc giả Trung Quốc đến đọc sách kỹ thuật số. Ảnh: @AFP.

Thiết bị đọc sách điện tử Kindle của Amazon đã tạo ra một cuộc cách mạng trên thị trường sách điện tử của Trung Quốc, thu hút hàng triệu độc giả Trung Quốc đến đọc sách kỹ thuật số. Ảnh: @AFP.

Kindle thông báo sẽ rời Trung Quốc

Kindle của Amazon ra mắt tại Trung Quốc vào năm 2013, với thiết bị đọc sách điện tử mang tính biểu tượng. Nó ngay lập tức thu hút người tiêu dùng Trung Quốc, những người vẫn phụ thuộc vào bìa mềm vào thời điểm đó.

Nó cũng kích thích sự bùng nổ liên tục trong thị trường sách điện tử ở Trung Quốc,  với việc truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin Amazon chiếm 65% thị phần vào năm 2019. Vào năm 2021, dữ liệu của chính phủ Trung Quốc cho thấy lĩnh vực đọc sách điện tử đã đạt được doanh thu 9 tỷ USD, tăng 20% so với năm trước.

Hơn 506 triệu người dùng Trung Quốc được báo cáo đã truy cập sách điện tử vào năm ngoái, với trung bình mỗi người đọc 11,58 đầu sách kỹ thuật số. Do đó, nó đã gây bất ngờ cho nhiều người khi tháng trước Amazon thông báo sẽ đóng cửa thị trường thiết bị đọc sách điện tử Kindle ở Trung Quốc từ ngày 30/6/2023 và các ứng dụng liên quan sẽ bị dừng cung cấp đúng một năm sau ngày này.

"Chúng tôi vẫn cam kết với khách hàng của mình ở Trung Quốc", một phát ngôn viên nói với ABC. "Là một doanh nghiệp toàn cầu, chúng tôi định kỳ đánh giá các dịch vụ của mình và thực hiện các điều chỉnh, dù chúng tôi hoạt động ở đâu". Nhưng Amazon không phải là gã khổng lồ công nghệ duy nhất của Mỹ muốn rút khỏi Trung Quốc.

Làn sóng thương hiệu công nghệ phương Tây mới rời Trung Quốc

Vào tháng 5, người đồng sáng lập và chủ tịch Airbnb- công ty cung cấp dịch vụ đặt và cho thuê phòng, căn hộ, Nathan Biecharczyk, nói với người tiêu dùng Trung Quốc trên WeChat rằng,công ty sẽ đóng cửa các hoạt động kinh doanh trong nước vào ngày 30 tháng 7, và thay vào đó tập trung vào du lịch nước ngoài từ Trung Quốc.

Điều này có nghĩa là công ty sẽ xóa 150.000 danh sách dịch vụ liên quan ở Trung Quốc, một thị trường từng được ông Biecharczyk coi là trên đà trở thành thị trường lớn nhất của Airbnb vào năm 2020.

Kindle và Airbnb tham gia vào danh sách ngày càng tăng của các thương hiệu công nghệ Mỹ, bao gồm cả Yahoo và LinkedIn của Microsoft, những công ty đã rút dịch vụ của họ khỏi Trung Quốc trong những năm gần đây. Google đã rời khỏi đất nước này vào năm 2010. Ngay cả những người khổng lồ của Mỹ bên ngoài lĩnh vực công nghệ cũng đang suy nghĩ lại về các sản phẩm kỹ thuật số của họ ở Trung Quốc.

Vào tháng 6, thương hiệu đa quốc gia về may mặc Nike đã thông báo người tiêu dùng Trung Quốc sẽ mất quyền truy cập vào ứng dụng Runner Club của họ, vốn cho phép người dùng theo dõi các hoạt động tập thể dục của họ và chia sẻ dữ liệu với bạn bè của họ.

Công ty nói với CNN rằng, họ vẫn sẽ đầu tư vào việc phát triển các nền tảng kỹ thuật số ở Trung Quốc và sẽ tung ra một nền tảng "bản địa hóa" cho các vận động viên Trung Quốc trong tương lai.

Các công ty công nghệ bị áp lực bởi các quy định thắt chặt của Trung Quốc

Khi ngày càng nhiều thương hiệu công nghệ phương Tây rời Trung Quốc, nhiều người đang xem xét hai luật bảo mật dữ liệu mới của nước này như là nguyên nhân dẫn đến cuộc di cư. Cả hai đều được triển khai vào năm 2021, luật bảo mật dữ liệu và luật bảo vệ thông tin cá nhân của nước này hạn chế các công ty và cá nhân chuyển dữ liệu ra nước ngoài được tạo ra bên trong Trung Quốc. 

Luật pháp cũng yêu cầu các công ty nước ngoài bản địa hóa lưu trữ dữ liệu và tuân thủ các cuộc kiểm tra từ các cơ quan quản lý của chính phủ. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc có thể truy cập dữ liệu người dùng thông qua các công ty truyền thông xã hội do Trung Quốc sở hữu như TikTok.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem