Nhiều người cho rằng, đèn vàng là để báo hiệu cho phương tiện đi chậm và vượt là không có lỗi. Điều này vẫn còn gây nhiều tranh cãi giữa người dân và CSGT. Tuy nhiên, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, vượt đèn vàng là vi phạm luật giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt tăng so với trước.
Với quy định trên, CSGT có quyền dừng xe xử phạt khi người dân vượt đèn vàng và mức xử phạt đều là không chấp hành tín hiệu đèn giao thông với mức xử phạt tương tự lỗi vượt đèn đỏ.
Các mức xử phạt khi xe vượt đèn vàng/đỏ mới nhất năm 2022
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng sẽ bị xử phạt vi phạm giao thông với các mức cụ thể như sau:
- Theo điểm Đ khoản 2 điều 8, người điều khiển phương tiện giao thông là xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ các loại bị phạt tiền từ 100 - 200 nghìn đồng.
- Theo điểm A khoản 5 điều 5, người điều khiển xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng (trước đây, bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng). Đối với ô tô, hình phạt bổ sung sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng theo điểm B khoản 11 điều 5.
- Theo quy định tại Điểm E khoản 4 điều 6, người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy bị phạt tiền 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng (trước đây, phạt tiền từ 600 nghìn đồng đến 1 triệu đồng).
Ngoài ra, hình phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng theo điểm B khoản 10 điều 6.
- Theo điểm Đ khoản 5 điều 7, người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng (trước đây phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng).
Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 - 3 tháng theo điểm A khoản 10 điều 7.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.