Ngày 25/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Doanh nhân APEC tổ chức Hội thảo “Doanh nghiệp, doanh nhân với các mạng công nghiệp 4.0”.
Bộ trưởng Bộ KHCN Chu Ngọc Anh; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Đặng Vũ Minh gửi chúc mừng.
TS Trần Duy Khanh - Viện trưởng Viện APEC chúc mừng các diễn giả, đại biểu. Ảnh: Sơn Hải
Đặc biệt, PGS.TS. Thượng tướng Nguyễn Văn Thành - Thứ trưởng Bộ Công an, nhà khoa học có ảnh hưởng về khoa học hệ thống và khoa học tư duy hệ thống trên thế giới gửi bài tham luận chủ đề “Smart Cities - Nền tảng sự khởi nghiệp xã hội” gây sự chú ý lớn từ các đại biểu tham dự.
Thạc sỹ Đỗ Quang Hưng trình bày bài tham luận của PGS.TS. Thượng tướng Nguyễn Văn Thành - Thứ trưởng Bộ Công an. Ảnh: Sơn Hải
Trước đó, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành và Thạc sỹ Đỗ Văn Hưng là tác giả cuốn sách “Xây dựng và phát triển thành phố thông minh đảm bảo các chỉ số an ninh, an sinh, an toàn trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” vừa mới phát hành đã "cháy" hàng. Sách đã được dịch ra tiếng Anh và tới đây là nhiều ngôn ngữ nữa, tiêu thụ rất mạnh. Sách cũng là tài liệu chính tại Hội thảo.
PGS.TS. Thượng tướng Nguyễn Văn Thành - Thứ trưởng Bộ Công an tới chúc mừng thành công hội nghị. Ảnh: Sơn Hải.
Tiến sĩ Nam Nguyễn - Giám đốc phụ trách châu Úc và Đông Nam, Viện Malik, St Gallen, Thụy Sĩ; Phó chủ tịch, Liên đoàn nghiên cứu hệ thống quốc tế gây chú ý giới chuyên gia, học giả với bài tham luận “Làm chủ cuộc chuyển đổi vĩ đại của Thế kỷ 21 - Quản lý hệ thống cho các doanh nghiệp và tổ chức hoạt động hiệu quả”.
TS Nam Nguyễn trình bày bài tham luận của Viện Malik. Ảnh: Sơn Hải
TS Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nghiên cứu sinh, Trung tá Đào Trung Hiếu - Cục truyền thông CAND.
TS Phạm Vũ Hiệp - Phó Viện trưởng Viện Tin học Nhân dân.
Các bài tham luận: “Nông nghiệp Việt Nam với cách mạng công nghiệp 4.0” của Tiến sĩ Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; Tiến sĩ Phạm Vũ Hiệp - Phó Viện trưởng Viện Tin học Nhân dân với tham luận “Quản trị và vận hành các nguồn lực xã hội để doanh nghiệp hội nhập thành công trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” hay tham luận “Phòng ngừa tội phạm lừa đảo trong thế giới 4.0” của Trung tá Đào Trung Hiếu - Cục truyền thông Công an Nhân dân đều gây nhiều chú ý.
TS Trần Duy Khanh - Viện trưởng Viện APEC. Ảnh: Sơn Hải.
Tiến sỹ Trần Duy Khanh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Doanh nhân APEC thông tin: “Viện Nghiên cứu và Đào tạo Doanh nhân APEC là tổ chức khoa học công nghệ. Viện có nhiệm vụ nghiên cứu, thực hiện các đề tài, dự án chương trình khoa học công nghệ về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, doanh nhân, doanh nghiệp.
Ngoài xây dựng chương trình, biên soạn sách, giáo trình, tài liệu, Viện đang thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ: Tư vấn; Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học; Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ; Cung cấp chuyên gia; Chuyển giao công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân…
Ký kết giữa Viện Nghiên cứu và Đào tọa Doanh nhân APEC với Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 3 để đồng hành cùng ngư dân.
Những năm qua, Viện đã tổ chức hàng trăm khóa đào tạo nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, doanh nhân với số lượng lên tới nhiều nghìn người.
Ký hợp tác giữa Viện Nghiên cứu và Đào tạo Doanh nhân APEC với các Tập đoàn, Công ty về tư vấn khoa học công nghệ. Ảnh: Sơn Hải
Đồng thời, Viện đã tổ chức nhiều đoàn doanh nhân, doanh nghiệp thực hiện xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm tại các nước như Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Hàn Quốc…và dự kiến tới đây là Nhật Bản, Ấn Độ, Nepal, Bhutan…
Các đại biểu tham quan mô hình sản phẩm 4.0 của Tập đoàn INMATECH. Ảnh: Sơn Hải
"Trong năm 2020, Viện APEC đã ký kết hợp tác truyền thông với một số tờ báo lớn có uy tín trong đó có Báo điện tử Dân Việt để truyền thông về đổi mới khoa học công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0, câu chuyện xây dựng thành phố thông minh. Viện muốn đồng hành cùng các cơ quan truyền thông, báo chí" - TS Trần Duy Khanh.
“Chúng tôi sẽ đưa hoạt động này thành thường kỳ của Viện” - TS Trần Duy Khanh khẳng định.
Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư) xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo từ chính phủ Đức năm 2013. “Industrie 4.0” kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa: Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.
Cụ thể, cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất.
Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt.
Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ tư nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số, sinh học.
Yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong cách mạng công nghiệp 4.0 là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data)..
Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
Lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano...
Hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á trong đó có Việt Nam.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.