Với việc tổ chức sự kiện “Microsoft Business and Technology Festival 2018” (Tạm dịch: Ngày hội Doanh nghiệp và Công nghệ 2018) tại TP.HCM cách đây không lâu, hãng công nghệ Microsoft đã tạo cầu nối giúp các doanh nghiệp trẻ Việt Nam gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia đầu ngành về cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp đối mặt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chịu tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp lần 4.
"Liệu doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng chuyển đổi và bứt phá?" hay chưa là điều đã được phân tích rất nhiều tại hội thảo.
Tại sự kiện, các doanh nghiệp được trải nghiệm một phần phong cách làm việc của thời đại số mà Microsoft tin rằng sẽ giúp cải thiện năng suất làm việc đáng kể. Theo Microsoft, văn phòng làm việc giờ đây nằm trọn trong chính chiếc điện thoại thông minh, và nhân viên sẽ không còn phải có mặt tại văn phòng mới có thể xử lý được công việc của mình.
Ngoài các giải pháp đến từ chính chủ Microsoft, các doanh nghiệp trẻ Việt Nam cũng được giới thiệu những giải pháp do các đối tác của Microsoft xây dựng và phát triển trên nền tảng công nghệ của Microsoft, với mục đích giúp doanh nghiệp: Cải thiện quy trình làm việc số; phân tích và đánh giá các chỉ số kinh doanh theo thời gian thực và nâng cao hiệu suất bán hàng.
Việt Nam đang trên hành trình đi cùng "chuyến tàu" cách mạng công nghiệp 4.0. (Ảnh minh họa: Internet)
Theo các số liệu do Microsoft tổng hợp và chia sẻ tại hội thảo, với tổng dân số hơn 90 triệu người, trong đó có hơn 58 triệu người dùng internet, hơn 125 triệu thuê bao di động, hơn 3.000 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nhiều doanh nghiệp thành công trong các ngành công nghệ thông tin, phần mềm, ứng dụng công nghệ số..., Việt Nam đang được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển nền kinh tế số. Tiềm năng tuy có, nhưng câu hỏi lớn được đặt ra là liệu doanh nghiệp Việt có sẵn sàng bứt phá để dẫn đầu trong cuộc đua chuyển đổi số hay chưa?
"Chuyển đổi số là một cuộc đua khốc liệt mà trong đó những doanh nghiệp tiên phong sẽ đạt được gấp đôi lợi ích so với các doanh nghiệp theo sau. Doanh nghiệp tiên phong là những doanh nghiệp không ngại khó khăn, đổi mới và theo đuổi cách nghĩ: "Thất bại là mẹ thành công"", ông Phạm Thế Trường - Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam nhận định.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đang phải phải đối mặt với không ít rủi ro. Ở phần tọa đàm, ông Trường chia sẻ một tình huống thực tế đang xảy ra ngay tại Microsoft. Đó là mỗi ngày có không dưới 50.000 cuộc tấn công nhắm vào Microsoft. Các cuộc tấn công này không còn là thú vui "vô thưởng vô phạt" như xưa, mà là được thực hiện các tổ chức tội phạm với mục tiêu rõ ràng. Tất nhiên, Microsoft đang làm rất tốt trong việc tạo lá chắn ngăn chặn mọi mối đe dọa.
"Nguy hiểm không phải là chống lại các cuộc tấn công mà là biết được tội phạm có nằm trong doanh nghiệp của mình hay chưa. Tại Việt Nam đã có doanh nghiệp nhận được các thông điệp khủng bố nêu rõ "ngày này tháng này sẽ bị ra sao, và đến đúng ngày đó thì mọi việc đã xảy ra đúng như cảnh báo". Họ có liên hệ Microsoft để nhờ hỗ trợ và chúng tôi biết được tin tặc ở một quốc gia rất xa chúng ta. Do đó, chúng ta phải số hóa, phải lên 4.0. Khi chúng ta ngủ thì các tổ chức tội phạm làm việc", ông Trường cảnh báo.
Tiếp lời cho phần chia sẻ của Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam, các diễn giả khác đặt vấn đề ngắn gọn: "Thay đổi hay là chết? Tất nhiên là phải thay đổi!". Theo các diễn giả, các doanh nghiệp đừng bình tĩnh nhưng cũng không được hốt hoảng, bởi bây giờ không còn thời gian để bình tĩnh nữa. "Chỉ có thay đổi ngay lúc này thì mới có thể lên chuyến tàu thế kỷ XXI cùng nhân loại", diễn giả nhấn mạnh.
Ngày 17/9 vừa qua là sinh nhật của XiaoIce, thần tượng chatbot trên mạng xã hội tại Trung Quốc.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.