Cách phân biệt giữa bệnh viêm xương khớp và viêm đa khớp dạng thấp vô cùng đơn giản

Chủ nhật, ngày 17/10/2021 23:55 PM (GMT+7)
“Rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh thoái hóa khớp (viêm xương khớp) với viêm khớp dạng thấp. Mặc dù có một vài đặc điểm khá giống nhau nhưng mỗi dạng có những triệu chứng và cách tiếp cận điều trị riêng biệt”.
Bình luận 0

Có hơn 100 loại bệnh viêm khớp khác nhau và các bệnh có liên quan. Viêm khớp dạng thấp và Viêm xương khớp (hay còn gọi là Thoái hóa khớp) là hai loại phổ biến nhất

Sự khác biệt cơ bản của viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp thường bao gồm:

- Viêm khớp dạng thấp:

Loại bệnh: Bệnh tự miễn dịch xuất hiện khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô và tế bào ở khớp.

Triệu chứng cơ bản: Gây đau, sưng, hạn chế phạm vi hoạt động, mệt mỏi, sốt và mất năng lượng.

Thời gian Cứng khớp: thường từ 45 phút đến 1 tiếng hoặc hơn

Vị trí: Xuất hiện ở các khớp nhỏ, như khớp ngón tay, bàn tay và mắt cá chân,… và bị ở nhiều khớp

Tính đối xứng: Triệu chứng có tính đối xứng, ví dụ như đau khớp ở cổ tay phát sinh cả hai bên tay.

Thời gian xuất hiện các triệu chứng: Thường nghiêm trọng hơn vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối sau các hoạt động trong ngày.

Độ tuổi: Phổ biến trong độ tuổi 30 – 50

Tỷ lệ mắc bệnh: Khoảng 0.5 – 2% dân số thế giới có các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.

img

Viêm đa khớp dạng thấp thường bị ở các khớp ngón tay, cổ tay, bàn tay

- Thoái hóa khớp:

Loại bệnh: Bệnh viêm khớp do hao mòn, thoái hóa sụn khớp.

Triệu chứng cơ bản: Cứng khớp, đau và hạn chế phạm vi hoạt động.

Thời gian Cứng khớp: Dưới 30 phút

Vị trí bệnh: Thường phổ biến ở các khớp chịu trọng lượng như đầu gối, cổ, vai, thắt lưng

Tính đối xứng: không có tính đối xứng

Thời gian xuất hiện các triệu chứng: Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng vào buổi chiều tối, sau các hoạt động trong ngày và được cải thiện khi nghỉ ngơi.

Độ tuổi: Phổ biến người độ tuổi trung niên đến người lớn tuổi.

Tỷ lệ mắc bệnh: Ảnh hưởng đến khoảng 10% dân số thế giới và 80% các trường hợp bệnh được chẩn đoán thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống.

img

Thoái hóa khớp thường bị thoái hóa khớp gối

Sự khác biệt cơ bản và quan trọng nhất của bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp là loại bệnh. Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn trong khi thoái hóa khớp là bệnh hao mòn sụn khớp theo thời gian. Để phân biệt chính xác hai loại bệnh, người bệnh nên đến bệnh viện và thực hiện các xét nghiệm chuyên môn.

>>> Biện pháp điều trị thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp

Hiện nay vẫn chưa có một phương pháp nào điều trị dứt điểm tình trạng viêm khớp, thoái hóa khớp, vì đây là quá trình lão hóa mang tính quy luật và khi xương khớp đã bị lão hóa, chúng ta không thể nào chữa dứt điểm được tình trạng này được.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể hỗ trợ điều trị giúp giảm các cơn đau, làm chậm lại quá trình thoái hóa kết hợp với việc hồi phục dần dần phần sụn khớp bị hư tổn.

Một số biện pháp hay được sử dụng hiện  nay

Dùng thuốc

Về thuốc điều trị, thì các thuốc giảm đau thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid hoặc nhóm thuốc corticoid thường được bác sĩ chỉ định giảm đau cho bệnh nhân, tuy có tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng chúng có thể gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như buồn nôn, đầy bụng, loét hoặc xuất huyết tiêu hóa. Do vậy không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ, nên uống khi ăn no, hoặc uống cùng với các thuốc bảo vệ dạ dày để hạn chế tối đa tác dụng phụ này.

Hiện nay cũng có thêm các thuốc mới điều trị tác dụng chậm đang được sử dụng như thuốc ức chế chất trung gian gây viêm, thuốc ức chế men hủy khớp, thuốc bổ xung dịch khớp,..

Không dùng thuốc

- Vật lí trị liệu, xoa bóp, bấm huyệt, dùng tia hồng ngoại trị liệu, thủy trị liệu (nước khoáng, nước nóng)

- Tập thể dụng các bài tập tăng khả năng vận động, tốt cho khớp, tăng sức khỏe cơ, giúp điều hòa và lưu thông máu trong cơ thể

- Chế độ dinh dưỡng hợp lí cho khớp

Phẫu thuật: Với những trường hợp bệnh đã ở giai đoạn nặng, không thể dùng thuốc để điều trị, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định cho làm phẫu thuật. Một số phương pháp phẫu thuật có thể áp dụng được tuỳ bệnh nhân như:

- Phẫu thuật ghép tế bài sụn tự thân

- Phẫu thuật đục sửa xương trục

- Phẫu thuật ghép xương sụn

- Phẫu thuật nội soi làm sạch

Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm khớp có chứa các thành phần thảo dược thiên nhiên như Cây Móng Quỷ, Vỏ Liễu Trắng,…để hỗ trợ giảm viêm khớp, thoái hóa khớp, tăng khả năng vận động ở người bị đau nhức xương khớp.

img

>>> Thông tin hữu ích

Hiện nay, Viên xương khớp Bách Niên Kiện là sản phẩm tiên phong kết hợp chiết xuất Cây Móng Quỷ và Vỏ Liễu Trắng, an toàn và hiệu quả, giúp hỗ trợ giảm: đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay; đau vai gáy lâu ngày; giúp giảm viêm khớp, thoái hóa khớp, tăng khả năng vận động ở người bị: Viêm khớp; thoái hóa khớp; thoái hóa cột sống; sưng, đau nhức xương khớp, cứng khớp.

img

Bệnh đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay, sưng đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống là bệnh lý phức tạp, gây đau đớn lâu ngày. Nếu điều trị không đúng cách tình trạng bệnh sẽ thành mạn tính và khó điều trị.

Vì vậy mời bạn đọc gọi tới 1800 6802 (Miễn cước) để được tư vấn.

>>>> Khuyến mãi hot: MUA 2 TẶNG 3. Xem TẠI ĐÂY

>>>> Xem Điểm Bán viên xương khớp Bách Niên Kiện

img

img

Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem