Để đạt được các tiêu chí này nhà vườn có thể áp dụng qui trình thâm canh dưới đây:
1. Chọn cây giống: Chọn cây giống khỏe, sạch bệnh. Ở đồng bằng nên trồng giống mắt cam ghép trên gốc cam. Vùng đồi trung du chọn giống mắt cam ghép trên gốc bưởi, vì rễ bưởi khỏe, ăn sâu, chống chịu ngoại cảnh khắc nghiệt tốt hơn.
Chăm sóc cam Canh.
2. Trồng và chăm sóc:
- Yêu cầu đất trồng có tầng canh tác dày, thành phần cơ giới nặng, tưới tiêu chủ động. Thời vụ trồng: Tháng 2 - 4.
- Mật độ trồng: Đào hố dài, rộng, sâu = 40 x 40 x 50cm. Phân bón gồm: 15-20kg phân hữu cơ hoai mục + 0,3kg vôi bột + 0,5 kg Đầu trâu NPK 13-13-13+TE + 0,3kg Super lân, trộn đều với lớp đất đào mặt hố để bón lót trước trồng.
- Kỹ thuật trồng: So le nanh sấu. Mật độ: 50 cây/sào (360m2). Khoảng cách: 2,5 x 3cm/cây. Tủ gốc giữ ẩm gốc thường xuyên. Khi trồng không để NPK tiếp xúc trực tiếp với rễ cây (gây thối rễ).
- Sau trồng đến vườn cam khép tán: Mỗi năm tăng lượng phân bón/1 gốc là: 10 - 15kg phân hữu cơ vi sinh + 0,3 kg Đầu trâu NPK 20-20-15+TE + 0,2 kg bột đậu tương (hoặc 0,3 kg bột ngô đỏ) + 0,3kg tro bếp + 0,3kg Super lân. Bón theo rãnh đào dưới hình chiếu tán cây. Bón 2 lần/năm vào tháng 1 - 2 và tháng 9 - 10. Lưu ý: Không sử dụng phân N; P; K đơn để chăm bón cho vườn cam.
- Điều khiển cây ra hoa, đậu quả (sau năm thứ 3): Cuối tháng 1 - đầu tháng 2, khi lộc cây chuyển màu bánh tẻ thì tiến hành “đảo cây”. Đào nhấc hẳn bầu cây lên mặt luống (kích thước bầu bằng 1/3 hình chiếu đường kính tán cây).
Khi lớp đất dưới đáy hố bầu ải trắng, quanh bầu các đầu rễ cam chuyển màu thâm nâu thì hạ cây trồng lại xuống hố kết hợp bón phân, tưới ẩm. Mục đích đảo rễ để cắt đứt bộ rễ tơ, làm trẻ hóa cây, thúc cây phân hóa mầm hoa, ra nhiều quả.
Sau làm rễ 2 tháng, cây cam phân hóa mầm hoa - chớm nụ, giai đoạn này cần chú ý phòng trừ sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rầy, rệp các loại.
Việc đảo cây cần được tiến định kỳ sau mùa thu quả mỗi năm. Với các cây cam lâu năm, tán lớn thì chỉ cần đào rãnh sâu 30 - 40cm xung quanh hình chiếu tán cây, phơi ải rãnh, bón phân, lấp đất trở lại.
- Nuôi và giữ quả non: Khi thấy 80% số cánh hoa trên cây đã rụng, quả non đạt đường kính 1,5 - 2mn thì tiến hành giữ quả. Dùng dao chuyên dụng, mở một vết khoanh rộng 1mn, tại các ngành cấp I, cách gốc cành 20 - 25cm, độ sâu tới hết lớp biểu bì vừa chạm tới tầng sinh gỗ. Sau 10 ngày dùng băng nilon đen bao kín vết khoanh (phòng nấm bệnh). Lưu ý, không nên bao vết khoanh cành sớm hơn.
Tùy tình hình sinh trưởng của mỗi cây, mỗi cành trên cây, để quyết định khoanh “mở” hay khoanh “mịn”. Cây khỏe - khoanh mịn (vết khoanh không có mùn). Cây yếu - khoanh mở (lấy ra lớp vỏ bì rộng 1mn). Sau khoanh, cây vẫn sinh trưởng khỏe, cần tiếp tục khoanh lần 2 hoặc 3 cách 10 - 15cm phía dưới vòng khoanh liền kề.
Thời điểm khoanh: Khi cây chuẩn bị ra lộc. Lần khoanh thứ 2 và 3 rất quan trọng, khoanh không kịp thời cây sẽ trút quả hàng loạt. Trong tháng 5 - 6 cây cam có sự rụng quả sinh lý, đây là sự chia quả bình thường của cây, nhà nông không nên quan ngại, mà tác động thêm bất kỳ biện pháp kỹ thuật nào. Cần duy trì độ ẩm vườn cam sao cho người đi lại chăm bón không hằn lại nốt chân trên rãnh.
- Phòng trừ sâu bệnh: Phun thuốc BVTV định kỳ 45 ngày/ lần. Phối hợp phun 1 lần nhiều loại thuốc để giảm công lao động, như: Selecron 500EC (trừ sâu vẽ bùa) Marshal 200SC (trừ rệp), Danitol (trừ nhện), Ridomil (phòng sương mai)… Dừng phun thuốc trước thu quả 30 ngày.
- Khắc phục một số hiện tượng thường gặp với vườn cam:
+ Ra quả cách năm: Đảo cây hàng năm, khoanh vỏ hãm cây/cành kịp thời.
+ Cây ít quả: Áp dụng đúng qui trình thâm canh cam Canh.
+ Múi quả khô: Tủ gốc cây giữ ẩm. Pha thuốc Suprathion hoặc Ridomil tưới vào vùng rễ tơ của cây (trừ rầy rệp hại rễ) và tăng cường phun phân bón lá giàu Zn. Tỉa bớt quả để vừa khả năng mang quả của mỗi cây.
+ Vỏ quả nứt: Tiêu kiệt nước sau mỗi lần mưa, tránh úng cục bộ. Kết hợp phun dung dịch Boocdo và các loại phân bón lá giàu Cu.
Th.S Nguyễn Hải Tiến (Nông Nghiệp Việt Nam)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.