Trước khi bén duyên với cây cam, ông Huy và nhiều người dân huyện Lục Ngạn chủ yếu gắn bó với cây vải thiều. Nhưng điệp khúc được mùa mất giá lien tục lặp lại hết năm này qua năm khác khiến nhiều bà con chặt bỏ cây vải. Sau thời gian dài nghiên cứu, đầu năm 2010 ông Huy quyết định chuyển đổi 2ha đất trồng vải thiều sang trồng cam Canh.
Ông Huy bên vườn cam Canh.
Ông Huy khăn gói xuống các vườn cam ở Hưng Yên để học hỏi kinh nghiệm. Trước đó, nhiều gia đình trồng cam ở Lục Ngạn xảy ra tình trạng cây chết hàng loạt do không nắm được kỹ thuật. Vườn cam Canh của ông Huy cũng bị bệnh vàng lá greening. Hơn nửa trong tổng số 3.000 gốc cam mới trồng của gia đình bị chết, gây thiệt hại hàng chục triệu đồng.
Không nản chí, ông Huy cùng gia đình tập trung chăm sóc những gốc cam còn lại và trồng thêm nhiều cây mới. Không phụ công sức của ông, mùa cam đầu quả sai trĩu cành lại vừa đẹp, vừa ngọt, dù một nửa số cây bị chết bị chết nhưng gia đình vẫn thu nhập 150 triệu đồng. Đến năm 2014, gia đình ông thu gần 300 triệu.
Mùa cam năm nay, vườn nhà ông Huy ước tính sản lượng đạt gần chục tấn, mặc dù giá cam có giảm song doanh thu vẫn hàng trăm triệu đồng. Trong khi trước đây, 1ha trồng vải cho thu nhập chỉ khoảng 50 triệu đồng.
Theo ông Huy, để có những quả cam Canh to, vỏ mỏng, ruột ngọt cần có quá trình chăm sóc kỹ lưỡng, đúng kỹ thuật. Trước tiên, cần bón phân và phun thuốc trừ sâu để tăng sức đề kháng cho cây. Bón phân lân giúp cây nảy lộc tốt, hút các chất dinh dưỡng từ đất để nuôi cây và kích thích nở hoa. Ngoài ra để trái cam đẹp, màu thắm thời kỳ cây ra quả chỉ bón kali trắng.
Bùi Như (Nông Nghiệp Việt Nam)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.