Cái kết thảm của "mối tình" OceanBank và PVN

Trần Giang Thứ hai, ngày 28/08/2017 13:02 PM (GMT+7)
Kết duyên với PVN, Hà Văn Thắm từng hy vọng OceanBank sẽ bứt phá, nhưng hiện thực lại là một cái kết thảm khi OceanBank bị mua lại 0 đồng, còn PVN thì bị mất trắng 800 tỷ đồng. Xét xử Đại án Ocean Bank khiến Hà Văn Thắm đối mặt với án hình sự và 45 người là giám đốc chi nhánh, giám đốc khối và kế toán bị vướng vào vòng lao lý.
Bình luận 0

Sau một năm kể từ khi OceanBank chuyển thành ngân hàng TMCP thành thị, thì Hà Văn Thắm tìm được cổ đông lớn để tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng, đó là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN). Với 3 đợt chuyển tiền, PVN đã trở thành cổ đông lớn của OceanBank với số vốn góp là 800 tỷ đồng, tương đương 20% vốn điều lệ.

PVN trở thành cổ đông lớn của OceanBank là vì thời điểm đó tập đoàn này đã thành lập “hụt” ngân hàng Hồng Việt do Ngân hàng Nhà nước tạm dừng xem xét đề nghị cấp giấy phép của ban trù bị thành lập các NHTM cổ phần theo chỉ đạo của Chính phủ.

Từ “tình cờ bén duyên” đến vướng vào lao lý

Năm 2003, giới tài chính ngân hàng xuất hiện thêm cái tên Hà Văn Thắm khi đầu tư vào Ngân hàng TMCP nông thôn Hải Hưng. Quyết định đầu tư này, theo ông Thắm là cơ duyên. Theo đó, vào năm 2003, khi đang là Giám đốc Công ty Liên doanh ông tình cờ gặp một cổ đông muốn bán cổ phần của Ngân hàng Nông thôn Hải Hưng. Với lý do “thích thì mua”, ông Thắm đã mua lại cổ phần tại ngân hàng nông thôn này, cùng năm ông trở thành Phó chủ tịch HĐQT của ngân hàng. Sau 1 năm, ông Thắm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP nông thôn Hải Hưng.

Sau khi Hà Văn Thắm thực hiện chuyển đổi thành công ngân hàng nông thôn lên thành thị, năm 2007, cái tên Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) chính thức hiện diện với vốn điều lệ tăng từ 170 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng; tổng tài sản ngân hàng đạt 13.680 tỷ đồng.

img

Ảnh: Internet

Sau làn sóng chuyển đổi ngân hàng nông thôn lên thành thị đó, Ngân hàng Nhà nước đã dừng cấp phép thành lập mới ngân hàng cổ phần. Đó chính là nguyên nhân khiến Ngân hàng Hồng Việt của PVN “chết” từ trong chứng nước. Dù vậy, PVN vẫn không ngừng ý định tham gia vào lĩnh vực ngân hàng, do vậy đã quyết định đầu tư vốn vào OceanBank.

Sau khi trở thành cổ đông lớn, PVN đã gửi thiệu và cử Nguyễn Xuân Sơn làm thành viên HĐQT, kiêm Tổng giám đốc OceanBank. Từ ngày 01.01.2009 đến ngày 15.11.2010, Nguyễn Xuân Sơn được HĐQT OceanBank bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc OceanBank.

Trong thời gian Nguyễn Xuân Sơn được PVN cử sang OceanBank và nắm chức vụ Tổng giám đốc, Sơn đã thống nhất với hà Văn Thắm việc chi “chăm sóc khách hàng” (thực chất là chi lãi ngoài huy động vốn) cho nhóm khách hàng Dần khí từ năm 2009 và được thực hiện liên tục.

Để thúc đẩy vào phát triển khách hàng trong công tác huy động vốn cho các khách hàng trên toàn hệ thống Oceanbank, Hà Văn Thắm đã ra chủ trương chi lãi ngoài huy động vốn trên toàn hệ thống.

Đến cuối năm 2010, khi Nguyễn Xuân Sơn được điều chuyển, bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc PVN. Trên cơ sở kết quả điều tra xác định từ khi Nguyễn Xuân Sơn về làm Phó Tổng giám đốc PVN, về công tác quản lý thì Nguyễn Xuân Sơn không trực tiếp điều hành hoạt động của OceanBank, nhưng giới thiệu Nguyễn Minh Thu (thời điểm đó là Phó Tổng giám đốc OceanBank) giữ chức vụ Tổng giám đốc thay Sơn (sau đó Thu được HĐTV PVN giới thiệu).

Đồng thời Sơn đề nghị Hà Văn Thắm giao cho Thu tiếp tục phụ trách công tác huy động vốn; được trực tiếp chi và phê duyệt chi tiền lãi ngoài huy động vốn cho các khách hàng PVN, các Tổng công ty và Công ty con thuộc PVN như Sơn đã làm trước đó và được Hà Văn Thắm đồng ý.

Như vậy, Nguyễn Xuân Sơn đã thống nhất chủ trương với Hà Văn Thắm về việc chi lãi ngoài, sau đó tiếp tục tham gia điều hành việc chi lãi ngoài sau khi đã rời khỏi OceanBank.

Theo kết quả điều tra, xác minh tại Hội sở OceanBank xác định trong thời gian từ 2010 đến ngày 31.11.2014, tổng số tiền OceanBank đã sử dụng để chi lãi ngoài là 1.576 tỷ đồng, trong đó, 246,6 tỷ đồng đã được chi cho Nguyễn Xuân Sơn, Phó Tổng giám đốc PVN trong thời gian từ 1.2011 đến tháng 6.2014 để chi lãi ngoài hợp đồng tiền gửi của PVN theo yêu cầu của Sơn.

Những tưởng với hành động này, OceanBank sẽ lớn mạnh, nhưng đây chính là một trong những nguyên nhân đẩy ngân hàng này đến thua lỗ và bị mua 0 đồng.

Quá trình điều hành và chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ ngân hàng tài chính tiền tệ tại OceanBank có nhiều vi phạm dẫn đến nợ xấu tính đến 31.3.2014 là 14,9 tỷ đồng, chiếm 49,84% tổng dư nợ của OceanBank, lợi nhuận trước thuế lỗ 10,1 tỷ đồng, bằng 249,63% vốn chủ sở hữu, tức âm vốn chủ sở hữu 2,5 lần. Ngày 6.5.2015, NHNN đã mua 0 đồng với OceanBank và chuyển thành NHTNHH một thành viên đại dương. Còn Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn đã bị khởi tố vì tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165 Bộ luật Hình sự.

Hơn 34 lao động làm công ăn lương bị hệ luỵ

Theo tài liệu điều tra về PVN góp vốn 800 tỷ đồng vào OceanBank, tương đương 20% vốn điều lệ. Do đó, trong số tiền 246,6 tỷ đồng mà Nguyễn Xuân Sơn đã chiếm đoạn từ OceanBank có 20% là tiền của Nhà nước do PVN góp vốn, tương ứng là 49,3 tỷ đồng.

Nguyễn Xuân Sơn với chức vụ là Phó Tổng giám đốc PVN, là người đại diện phần vốn góp Nhà nước (từ việc PVN góp vốn) tại OceanBank. Theo kết quả điều tra xác định bị can Nguyễn Xuân Sơn đã nhận và sự dụng số tiền này; do đó hành vi của bị can Nguyễn Xuân Sơn đã cấu thành tội “tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 278 Bộ luật Hình sự.

img

Ảnh: Internet

Còn lại 197,2 tỷ đồng xác định Nguyễn Xuân Sơn đã có hành vi lạm dụng chức vụ là Phó tổng giám đốc PVN. Với uy tín, vị thế của đơn vị là đối tác chiến lược, có nguồn tiền lớn gửi, chi phối tính thanh khoản cua OceanBank và lợi dụng việc chi ngoài hợp đồng tiền gửi của Hà Văn Thắm để chiếm đoạt số tiên 197,2 tỷ đồng, gây thiệt hại cho các cổ đông khác của OceanBank. Hành vi này của Nguyễn Xuân Sơn đã cấu thành tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạ tài sản” theo quy định tại điều 280 Bộ Luật hình sự.

Bị can Hà Văn Thắm là Chủ tịch HĐQT OceanBank, nắm rõ nguồn tiền OceanBank sử dụng để chi ngoài hợp đồng cho các khách hàng gửi tiền là tiền chung của các cổ đông, trong đó có PVN là cổ đông góp vốn 20%;  nhưng vẫn chấp thuận yêu cầu đòi chi tiền của Nguyễn Xuân Sơn, chỉ đạo thực hiện lấy tiền từ OceanBank để chi cho Sơn, để Sơn chiếm đoạn được 49,3 tỷ đồng là đã đồng phạm giúp sự cho hành vi tham ô tài sản nêu trêu của Nguyễn Xuân Sơn.

Ngoài ra, để có tiền chi “chăm sóc khách hàng” theo yêu cầu của Sơn, Thắm đã lấy tiền của công ty BSC chuyển cho Sơn 69,98 tỷ đồng. Hành vi của Nguyễn Xuân Sơn đã phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165 Bộ luật Hình sự với vai trò đồng phạm tích cực với Hà Văn Thắm.

Giấc mộng phát triển OceanBank lớn mạnh của Hà Văn Thắm đã vỡ tan tành và hệ luỵ của nó là những người làm công ăn lương, những người tích cực làm theo chỉ đạo của sếp đã bị liên đới. 34 con người, 34 gia đình đã bị vướng vào lao lý và đối mặt với án hình sự. Trước đó, còn 277 người do thực hiện theo chủ trương của Hà Văn Thắm về việc chi lãi ngoài nhưng chỉ gây thiệt hại dưới 1 triệu đồng nên đã được miễn xét.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem