Cải thiện môi trường từ dự án CEDO: Nông dân khỏe hơn và tiết kiệm chi phí

Thứ ba, ngày 21/01/2014 14:22 PM (GMT+7)
Với sự hỗ trợ của Dự án CEDO do Trung tâm Phát triển cộng đồng bền vững (SCODE) thực hiện, nhiều nông dân ở 2 tỉnh Hà Nam và Thái Nguyên không chỉ thoát nghèo bền vững mà còn nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường.
Bình luận 0
Bà Ngô Thị Lan Phương – Giám đốc CODE cho biết: Dự án được triển khai tại Hà Nam và Thái Nguyên từ năm 2008-2013, nhằm mục tiêu cải thiện điều kiện môi trường và tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào quản lý môi trường.

Đến nay, các mô hình thành công đã được nhân rộng ra 4 thôn của 2 xã Động Đạt và Cổ Lũng, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) và xã Liên Sơn, Khả Phong, huyện Kim Bảng (Hà Nam). Dự án đã phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh... tổ chức các khóa tập huấn về sử dụng phân vi sinh; chăn nuôi, trồng rau sạch, nuôi giun quế, trồng nấm... cho các hộ vùng dự án.

Người dân xã Thanh Tuyền (Thanh Liêm, Hà Nam)  đã xây dựng được mô hình trồng rau hữu cơ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Người dân xã Thanh Tuyền (Thanh Liêm, Hà Nam) đã xây dựng được mô hình trồng rau hữu cơ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Lại Đức Thành – Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Thanh Liêm (Hà Nam) cho biết: “Nhờ được tập huấn về kỹ thuật thâm canh cây lúa, sử dụng thuốc trừ sâu mà đến nay, nông dân xã Thanh Tuyền đã giảm phun thuốc trừ sâu từ 6 lần/vụ xuống còn 2 lần/vụ. Ngoài ra, nông dân các xã Thanh Tuyền, Thanh Hà còn xây dựng được mô hình trồng rau hữu cơ và nuôi giun quế, tạo sinh kế thoát nghèo bền vững”.

Đặc biệt, sau khi thực hiện dự án, cả 3 làng nghề An Hòa, Hòa Ngãi, Bích Trì của huyện Thanh Liêm đã ra khỏi danh sách cần xử lý nước thải làng nghề của tỉnh từ đầu năm 2012. Ông Hoàng Đức Hiền – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Liêm Tuyền cho hay: Cái được lớn nhất mà Dự án CEDO mang lại là đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong việc làm miến. Trước đây, bà con thường dùng hóa chất để tẩy trắng miến, nhưng nay đã dùng phương pháp thủ công để lọc, tách chất bẩn, làm ra sản phẩm sạch 100%, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Còn tại làng nghề bánh Chưng ở xã Khải Phong (huyện Phú Lương, Thái Nguyên), nhờ được sự giúp đỡ, hỗ trợ tập huấn về môi trường từ dự án mà gần 100 hộ nghèo tại đây đã biết làm bếp không khói, sử dụng đèn Compact..., góp phần tiết kiệm số tiền không nhỏ trong việc mua nhiên liệu, điện thắp sáng mỗi năm.

Hiện, Dự án CEDO đã được SCODE giới thiệu và tổ chức nhân rộng cho 16 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Trần Quang (Trần Quang)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem