Cấm bán xe chạy động cơ đốt trong vào năm 2035 ở châu Âu: Đức phản đối kịch liệt

Thứ tư, ngày 29/06/2022 16:02 PM (GMT+7)
Bộ trưởng Bộ Tài chính Christian Lindner cho biết chính phủ Đức sẽ không đồng ý với kế hoạch của Liên minh châu Âu về việc cấm bán ô tô có động cơ đốt trong từ năm 2035.
Bình luận 0

Khoảng một phần tư lượng khí thải CO2 ở Liên minh châu Âu đến từ giao thông vận tải và 12% trong đó lượng khí thải đó là từ ôtô. Trong nỗ lực cắt giảm 55% lượng khí thải vào năm 2030 so với mức năm 1990, Ủy ban châu Âu đã đề xuất giảm 100% lượng khí thải CO2 từ ô tô mới vào năm 2035. Điều đó có nghĩa là từ đó sẽ không thể bán ô tô động cơ đốt trong.

Ngoài ra, việc phê duyệt cấm bán toàn bộ các loại ô tô chạy bằng xăng, dầu từ năm 2035 tại EU sẽ buộc các nhà sản xuất ô tô thực hiện các cuộc cách mạng trong lĩnh vực chế tạo ô tô điện, đồng nghĩa với việc giảm cả doanh số bán xe hybrid. Các hãng sản xuất xe sẽ buộc phải có lộ trình chuyển đổi nhanh chóng sang các mẫu xe chạy hoàn toàn bằng điện.

Đức phản đối kế hoạch cấm bán xe chạy động cơ đốt trong vào năm 2035 ở châu Âu - Ảnh 1.

Ảnh Reuters.

Phát biểu tại một sự kiện do hiệp hội công nghiệp BDI của Đức đăng cai tổ chức, Lindner cho biết sẽ tiếp tục có những lỗ hổng cho động cơ đốt trong vì vậy lệnh cấm là sai và cho biết chính phủ sẽ không đồng ý với luật này của châu Âu. Bà cũng cho biết tuy phản đối lệnh cấm nhưng Đức vẫn sẽ hướng tới trở thành thị trường hàng đầu cho xe điện khí hóa. Đức không phải là thành viên EU duy nhất lên tiếng phản đối lệnh cấm toàn diện, vì vậy tương lai của xe chạy động cơ đốt trong ở châu Âu vẫn chưa chấm dứt.

Đức phản đối kế hoạch cấm bán xe chạy động cơ đốt trong vào năm 2035 ở châu Âu - Ảnh 2.

Ảnh Reuters.

Cộng hòa Séc, một trong những nước sản xuất phương tiện lớn nhất thế giới tính theo bình quân đầu người, cũng phản đối mạnh mẽ dự luật này. Thủ tướng Andrej Babis nói: "Điều đó là điều không thể" và quốc gia của ông sẽ không đồng ý với lệnh cấm này. Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Sinh thái của Ý, Roberto Cingolani, cũng phản đối ý kiến này, nói rằng những chiếc xe đặc biệt như Ferrari và Lamborghini, một phần không thể thiếu của văn hóa Ý, cần được bảo vệ khỏi lệnh cấm. Với việc Đức lên tiếng phản đối lệnh cấm, khả năng luật được tái cấu trúc một lần nữa là rất cao.

Tuy nhiên, có một số nhà sản xuất ô tô hoan nghênh động thái của Liên minh châu Âu. Ông chủ của thương hiệu xe Volkswagen, Ralf Brandstätter, cho biết: “Cuộc bỏ phiếu hiện tại cũng rất quan trọng, nhưng trên hết là sự lựa chọn của khách hàng ở châu Âu cho thấy rằng sự chuyển đổi sang xe chạy điện là không thể đảo ngược”. Một hãng xe Đức là Mercedes đã cam kết sẽ hoàn toàn thay thế đội xe bằng xe điện vào năm 2030 "khi điều kiện thị trường cho phép".

Đức Bình (Theo Tiền Phong)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem