Cảm động lý do mẹ bắt bé gái 4 tuổi phải nấu cơm, rửa bát

Tư Tuyền (Theo Sina) Thứ năm, ngày 20/10/2016 10:03 AM (GMT+7)
Những việc nhà như: giặt quần áo, rửa bát, lau dọn nhà cửa, chuẩn bị đồ đi nhà trẻ, dọn tủ quần áo... cô bé đều biết làm.
Bình luận 0

Nếu không nhờ sự kiên trì của ông ngoại thì Hana-chan có thể đã không được xuất hiện trên cõi đời này. Năm 2001, sau khi Chie, mẹ của Hana-chan điều trị ung thư vú giai đoạn cuối không lâu thì cưới người chồng tên là Shingo Yasutake, bố của bé Hana-chan.

Những tưởng họ không thể có con nhưng tháng 6 năm 2002, cô Chie phát hiện mình có thai một cách thần kỳ. Nhưng, để sinh đứa con này, cô Chie phải đối mặt với khả năng bệnh ung thư vú của cô sẽ tái phát rất cao.

img

Cô Chie từng được bác sỹ kết luận là sẽ không thể làm mẹ nên khi phát hiện mình có thai, cô cực kỳ vui sướng và kiên quyết không bỏ con. Cuối cùng, bố Chie nói với cô rằng: "Nếu như bỏ đi đứa con mà hối hận thì hãy sống chết một phen đi!"

img

Tháng 2 năm 2003, Hana Yasutake ra đời, khiến tất cả mọi người trong gia đình vui sướng, cảm động, đặc biệt là cô Chie, mẹ của bé. "Có thể gặp được Hana-chan chứng tỏ cuộc đời này tôi sống không uổng phí, nó còn quan trọng hơn cả chính bản thân tôi, là thứ quý giá nhất trong cuộc đời tôi", cô Chie viết trong cuốn nhật ký.

img

Không may, khi Hana-chan được 9 tháng tuổi, bệnh ung thư vú của cô Chie lại tái phát. Tháng 10 năm 2006, tế bào ung thư đã di căn ra toàn thân, đến ôm Hana-chan, cô cũng không còn sức lực.

"Xin lỗi con, mẹ bị bệnh, cả người rất đau, không thể ôm Hana-chan được rồi", cô viết. Hana-chan dường như cảm nhận được điều đó nên rất nghe lời mẹ.

img

Nếu như không còn lại bao nhiêu thời gian, liệu bạn sẽ để lại gì cho đứa con thơ dại của mình? Cô Chie cho rằng: "Tiền bạc, quyền lực, địa vị và tài sản, tôi không có gì hết. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi chỉ biết dạy con nấu cơm, làm việc nhà, khiến con trân trọng cuộc sống từng ngày, việc đó cũng khiến tôi cảm thấy mình có động lực sống thêm".

img

Sinh nhật Hana-chan 4 tuổi, cô Chie tặng cho con một chiếc tạp dề rất đẹp và nói: "Hana-chan, việc nấu cơm liên quan rất lớn đến cuộc sống. Mẹ muốn dạy con làm thế nào để cầm dao, làm thế nào để làm việc nhà. Học hành con có thể xếp xuống hàng thứ hai, chỉ cần con có sức khỏe, tự nuôi sống được bản thân thì bất kể tương lai có đi đến đâu, làm gì thì đều có thể sống tốt".

img

Hana-chan khi đó mới 4 tuổi đã bị mẹ "bắt" cầm dao học nấu những món canh bổ dưỡng. Mặc dù biết con rất sợ cầm dao nhưng cô Chie vẫn nhất quyết không nói nửa lời và để con tự tay làm.

img

"Nếu như tôi có mệnh hệ gì, tôi không muốn người khác cảm thấy rằng, vì không có mẹ nên con tôi không biết cái gì. Tôi muốn tận dụng cuộc sống còn lại để dạy con nhiều một chút, như thế sau khi tôi mất đi, nó vẫn có thể sống tốt. Dù nó có sợ hãi hay bị nó ghét bỏ, tôi cũng vẫn sẽ kiên trì", cô Chie viết.

img

Năm 2008, cô Chie trút hơi thở cuối cùng bên những người thân của mình. Trước khi cô mất, "di sản" quý giá nhất của cô đều đã trao cho con gái bé bỏng Hana-chan. Cô đã dạy cho con bản lĩnh sống độc lập, dạy con triết lý sống "núi cao tất có lối trèo", cho con có thể nỗ lực sống tốt mỗi ngày.

img

Sau khi mẹ mất, cha của Hana-chan cũng suy sụp. Anh "không còn hi vọng, không còn thấy tương lai, không biết làm thế nào để dẫn dắt con. Hằng ngày chỉ biết uống rượu quên hết mọi thứ, đêm cũng không ngủ được, nhìn di ảnh của vợ cũng không kìm được nước mắt mà bật khóc", đó là những dòng tâm sự của anh Shingo trong cuốn nhật ký của mình.

img

Trong khi đó, Hana-chan thực hiện lời hứa của mình với mẹ, đó là thường xuyên làm bữa sáng cho cha mỗi ngày. Cha Hana-chan nói, ngày nào cô bé cũng dậy từ 5h sáng để nấu đồ ăn sáng, đánh đàn, học một chút rồi đến trường.

img

Hana-chan rất dũng cảm, lạc quan giúp cha sớm lấy lại niềm tin vào cuộc sống. Và đây cũng chính là món quà quý giá nhất mà cô Chie đã để lại cho chồng mình.

Những mẩu giấy dán trên tường đều là công việc của Hana-chan tự viết cho mình: rửa mặt, cầu nguyện, cho chó ăn, đi bộ, rửa tay, nấu súp, ăn sáng, đánh răng, học đàn, đi vệ sinh, đến trường mẫu giáo...

img

Khi Hana-chan tan trường về nhà, cô bé tự giặt quần áo, phơi quần áo, dọn dẹp phòng, nấu cơm... kể cả bố không có nhà cũng có thể tự chăm sóc bản thân.

Tháng 3 năm 2012, Shingo - bố của Hana - chan đã viết một quyển sách có tên "Súp Miso của Hana" ghi lại những kỷ niệm của cô Chie lúc sinh thời, để tưởng nhớ vợ, cũng là để lại cho Hana một kí ức đẹp về mẹ.

Câu chuyện của Hana đã khiến rất nhiều người cảm động, cũng được làm thành bộ phim cùng tên gây được tiếng vang lớn.

img

"Mẹ à, Hana có chuyện này muốn nói với mẹ, tất cả những gì đơn giản con đều biết làm... Mẹ, con nhất định ghi nhớ những lời mẹ nói với con, không nói xấu người khác, không quên mỉm cười. Có lúc Hana muốn khóc nhưng nghĩ tới cha mẹ, Hana lại không khóc nữa", đó là những lời Hana 10 tuổi viết cho mẹ.

Cha mẹ tới với thế giới này trước con, cũng rời bỏ thế giới này trước con, để con lại trên thế gian này, cuộc đời này, thứ quý giá nhất mà cha mẹ để lại cho con là gì? Có bao nhiêu cha mẹ đã từng nghĩ tới, cho dù mình có mắc bệnh hoặc qua đời thì con đều có bản lĩnh sống một mình?

"Chắc chắn, cô Chie trên thiên đường nhìn xuống sẽ mỉm cười bởi sự khôn lớn từng ngày của Hana-chan" - một người dùng mạng bình luận sau khi đọc xong câu chuyện về Hana - chan.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem