Như thông tin Dân Việt đã đưa, tại thời điểm chuẩn bị cổ phần hóa, Cảng Khuyến Lương đang sử dụng 4 khu đất tại địa bàn quận Hoàng Mai, TP Hà Nội. Sau khi cổ phần hóa, phương án sử dụng đất là vẫn tiếp tục thuê đất của nhà nước, trả tiền hàng năm và không đưa vào xác định giá trị doanh nghiệp.
Đáng chú ý nhất là khu đất số rộng 99.140 m2 (9,9 ha) tại phường Trần Phú và Yên Sở (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Ngày 3.8.2005, Cảng Khuyến Lương chính thức được Chủ tịch UBND TP Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, thời hạn cho thuê là 30 năm (từ năm 2004 đến 2034).
Là một doanh nghiệp nhà nước, có nền tảng kinh doanh khai thác cảng, vận tải, thương mại gần 30 năm và hệ thống nhà xưởng, bãi, máy móc lớn, nhưng thời điểm thực hiện cổ phần hóa (tháng 3.2013), giá trị tài sản còn lại của Công ty TNHH MTV Cảng Khuyến Lương được xác định không được 20 tỷ đồng sau khi trừ khấu hao.
Từ tháng 9.2013, Công ty TNHH MTV Cảng Khuyến Lương được cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần Cảng Khuyến Lương, với 2 nhà đầu tư có vốn điều lệ lớn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có số cổ phần sở hữu chiếm 49%; Công ty Liên hiệp Xây dựng Vạn Cường có số cổ phần sở hữu chiếm 40%. Hoạt động kinh doanh chính của Cảng là dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy.
Tuy nhiên, việc không tính giá trị đất vào xác định giá tài sản doanh nghiệp khi cổ phần hóa đã đặt ra nhiều nghi vấn về dấu hiệu thất thoát tài sản nhà nước. Đặc biệt, sau cổ phần hóa, mục đích sử dụng đất tại Cảng đang có những thay đổi.
Những nhà kho, xưởng diện tích lớn đang được dựng lên ngày càng nhiều với mục đích cho thuê.
Đặc biệt, tại Cảng Khuyết Lương, hoạt động của các trạm trộn bê tông cũng khiến dư luận xung quanh khu vực bức xúc thời gian qua.
Trong khi đó, hoạt động khai thác, vận tải thủy cũng đang được thu gọn dần.
Theo quan sát thực tế, các kho lớn nhỏ đang hình thành kín Cảng Khuyến Lương. Cùng với đó các trạm trộn bê tông hoạt động liên tục.
Theo nội dung tại Hội đồng cổ đông thường niên năm 2018, một trong những thuận lợi của doanh nghiệp sau cổ phần hóa là việc nhà nước giảm hơn 2 tỷ đồng tiền cho thuê đất và tăng được giá cho thuê kho.
Một trong những vấn đề dư luận đang đặc biệt quan tâm là việc thay đổi cơ cấu, tinh giảm lao động của doanh nghiệp này. Thời gian tới, Cảng Khuyến Lương có chung cảnh ngộ với Cảng Hà Nội hay không?
Con đường vào Cảng Khuyến Lương xuống cấp nghiêm trọng những năm gần đây, nguyên nhân là do các xe tải trọng lượng lớn, xe trộn bên tông ra vào Cảng thường xuyên.
Trong khi nhà kho mọc ngày nhiều nhưng hạ tầng của Cảng xuống cấp, không được khắc phục.
Đoạn đường đê gần cổng vào Cảng Khuyến Lương cũng trở nên bụi bặm ô nhiễm.
Ông Nguyễn Thủy Nguyên cũng đã được bầu là Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Vận tải thủy (VIVASO) sau khi đơn vị này hoàn tất thương vụ thâu tóm VIVASO hồi cuối 2014. Hai năm sau cổ phần hóa, Cảng Hà Nội từng lừng lẫy một thời chỉ tồn tại cầm chừng với hoạt động cho thuê kho bãi. Đại diện Cảng vụ Đường thủy Hà Nội trong lần trả lời báo chí cũng cho biết, không có bất cứ đầu tư mới nào vào cảng Hà Nội sau 2 năm cổ phần hóa. Thậm chí hoạt động của đơn vị này còn thu gọn lại.
Đơn cử, trước cổ phần hóa, cán bộ công nhân cảng có hàng trăm người, nhưng đến cuối năm 2016 nhân sự trực tiếp vận hành chỉ còn vỏn vẹn 5 người. Đa số công nhân bị trả lương thấp đã xin nghỉ và bán lại cho Công ty Vạn Cường số cổ phần ưu đãi sở hữu còn lại.
Các cảng đường thủy lớn tại miền Bắc cũng rơi vào tình trạng tương tự, khi hoạt động nổi bật nhất sau cổ phần hóa VIVASO lại là cho đơn vị vận tải đường bộ khác thuê hạ tầng. Tòa nhà trụ sở chính của VIVASO trên đường Nguyễn Văn Cừ cũng được cho thuê lại, còn đơn vị này dồn trụ sở về cảng Hà Nội.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.