Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
So với bản hoàn chỉnh trong "Tinh tuyển văn học Việt Nam - Văn học giai đoạn 1900-1945" thì truyện ngắn "Chí Phèo" trong sách giáo khoa lớp 11 bị cắt 3 đoạn. Trong đó, đáng chú ý là cảnh nhân vật Chí Phèo yêu đương cùng Thị Nở trong vườn chuối.
Nhân vật Chí Phèo và Thị Nở qua nét vẽ của họa sĩ Thành Chương.
|
Những nhà biên soạn cuốn "Tinh tuyển văn học Việt Nam" gồm GS Nguyễn Đăng Mạnh, Trịnh Thu Tiết, TS Chu Văn Sơn, TS Văn Giá nhận xét: "Chí Phèo" xứng đáng được xem là một kiệt tác. Ở tác phẩm này, nếu tiếp cận nguyên vẹn thì người đọc hiểu hơn ở đáy sâu tâm hồn tưởng như hoàn toàn đen độc của Chí Phèo niềm khao khát được yêu thương, khát khao được làm người.
Sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn cả Chương trình chuẩn và Chương trình nâng cao đem đến cho học sinh một tác phẩm Chí Phèo không còn nguyên vẹn.
Đối chiếu với bản hoàn chỉnh đang lưu hành song song thì ngoài hai đoạn lược có phụ đề, có một đoạn lược thứ ba, nhà soạn sách đã quên không phụ đề. Nên có một đoạn Chí tỏ tình với Thị Nở được nhà văn Nam Cao mô tả đã biến mất.
Đoạn không còn trong tác phẩm Chí Phèo (SGK ngữ văn lớp 11) ở trang 185 Chương trình nâng cao và Chương trình chuẩn trang 151 bắt đầu từ chỗ:
"....Hắn bẹo thị Nở một cái làm thị nảy người lên. Và hắn cười, hắn lại bảo: Đằng ấy còn nhớ gì hôm qua không? Thị phát khẽ hắn một cái, làm cái vẻ không ưu đùa. Sao mà e lệ thế. Xấu mà e lệ thì cũng yêu. Hắn cười ngất, và muốn làm thị thẹn thùng hơn nữa, hắn véo thị một cái thật đau vào đùi. Lần này thì không những thị nảy người. Thị kêu lên choe chóe. Thị nắm cổ hắn mà giúi xuống. Chúng tỏ tình với nhau. Không cần đến những cái hôn. Ai lại hôn, khi có những cái môi nứt nẻ như bờ ruộng vào kỳ đại hạn và cái mặt rạch ngang dọc như mặt thớt. Vả lại, có những cách âu yếm bình dân hơn, chúng cấu véo hoặc phát nhau...thiết thực biết mấy".
Đoạn này có liên qua đến đoạn văn trước - được nhà văn Nam Cao mô tả tỉ mỉ giây phút Chí Phèo "thăng hoa" cùng Thị Nở.
Các nhà soạn sách đã lược đoạn văn dài trên 15 trang khổ 16x24 cm thành đoạn phụ đề đưa vào SGK. 15 trang được rút thành một đoạn:
"Chí Phèo trở thành tay sai của bá Kiến, càng ngày càng hung hãn, ngang ngược và triền miên say. Chiều nay, như mọi buổi chiều, Chí Phèo lại "vừa đi vừa chửi". Và cũng như mọi chiều, vẫn không một ai đáp lời hắn. Hắn tức tối, định ghé vào bất kỳ nhà nào đập bể một cái gì cho bõ tức. Hắn rẽ vào nhà Tự Lãng giữa lúc lão này đang uống rượu một mình dưới trăng. Chí Phèo sà xuống, cùng uống. Khi đã thỏa thuê, hắn lảo đảo ra về, nhưng không về lều mà ra bờ sông gần nhà. Ở đó, Chí Phèo đã gặp thị Nở - một người đàn bà xấu xí, ngẩn ngơ, ế chồng - ra sông kín nước ngồi nghỉ ồi ngủ quên. Họ ăn nằm với nhau và cùng ngủ say dưới trăng. Đến nửa đêm, Chí Phèo đau bụng, nôn mửa. Thị Nở dìu hắn vào trong lều, đặt lệ chõng, đắp chiếu cho hắn rồi ra về...".
Một số nhà phê bình văn học nhìn nhận, đoạn này thể hiện một 'góc con người' của nhân vật Chí Phèo, cũng biết yêu thương và khát khao được làm người. Đáng tiếc là đoạn văn "người" nhất được nhà văn Nam Cao mô tả đã không được chuyển tải nguyên vẹn trong sách.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.