Một trong những thảm rêu ấn tượng nhất nằm trên cánh đồng dung nham Eldraunở bờ biển phía nam Iceland.
Cánh đồng dung nham Eldraun được tạo ra sau một trong những lần phun trao núi lửa mạnh nhất lịch sử.
Trong thời gian 8 tháng từ năm 1783 đến 1784, khe nứt Laki và núi lửa Grímsvötn gần đó đã phun trào khoảng 14 km3 dung nham và khí độc hại.
Sau thảm họa đó, cây không thể phát triển trên cánh đồng và biển không còn cá. Hậu quả là một nạn đói đã xảy ra, khiến khoảng 1/4 cư dân của Iceland thiệt mạng.
Thảm họa Laki thậm chí còn gây ảnh hưởng rộng hơn. Vào những năm sau lần phun trào dung nham kỷ lục, khí hậu dọc bán cầu bắc trở nên khắc nghiệt hơn. Mùa đông ở Bắc Mỹ vào năm 1784 kéo dài nhất là lạnh chưa từng thấy trước đó.
Khí bụi từ đợt phun trào dung nham bay về phía đông tới những khu vực xa như Ấn Độ, làm ngắn vòng tuần hoàn gió mùa dẫn tới tình trạng hạn hán và mất mùa.
Trong khi đó, nạn đói tại Ai Cập vào năm 1784 cũng được coi là hậu quả của hoạt động núi lửa ở Iceland.
Hậu quả khủng khiếp nhất được cảm nhận ở châu Âu. Mùa hè năm 1783 là mùa hè nóng nhất trong lịch sử và một vùng áp suất cao xuất hiện ở Iceland tạo ra gió thổi theo hướng đông nam, đưa các đám mây khí độc đi khắp châu Âu.
Khí độc đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng, bao gồm 23.000 nạn nhân ở Anh quốc.
Ngày nay cánh đồng dung nham Eldraun trông rất thanh bình và yên tĩnh. Lớp rêu xanh dày giúp làm mềm cánh đồng dung nham xù xì.
Du khách đã đổ xô tới Nicaragua để tận mắt chiêm ngưỡng hồ dung nham 1.000 độ C trong miệng núi lửa.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.