Cảnh sát giao thông nhiều quyền hơn thanh tra giao thông?

Chủ nhật, ngày 23/09/2018 06:19 AM (GMT+7)
Tôi xin hỏi, quyền, nhiệm vụ của thanh tra giao thông và cảnh sát giao thông khác nhau thế nào? (Huệ Hợp).
Bình luận 0

Điểm a khoản 2 điều 86 Luật Giao thông đường bộ 2008 và Điều 15 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT ngày 25.2.2014 về quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của thanh tra ngành giao thông vận tải quy định:

Thanh tra giao thông được phép dừng xe và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình trong các trường hợp cụ thể như sau:

- Vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường bộ;

img

Cảnh sát giao thông dừng người vi phạm. Ảnh: Vietnamnet

- Vượt khổ giới hạn cho phép của cầu, đường bộ;

- Xe bánh xích lưu thông trực tiếp trên đường mà không thực hiện biện pháp bảo vệ đường theo quy định;

- Đổ đất, vật liệu xây dựng, các phế liệu khác trái phép lên đường bộ hoặc vào hành lang an toàn đường bộ, theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó;

- Thanh tra việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ;

- Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát giao thông:

Khoản 2 điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA ngày 4.1.2016 quy định CSGT được phép dừng xe trong các trường hợp:

- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.

- Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên.

- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.

- Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Như vậy, cả hai lực lượng đều có quyền dừng xe đang lưu thông. Nhưng thanh tra giao thông chỉ được dừng xe để kiểm tra hành chính trong các trường hợp phát hiện hành vi vi phạm hành chính xâm hại đến công trình đường bộ (chở quá trọng tải, dừng đỗ trái phép gây cản trở giao thông...) nhằm buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm hành chính, cũng như kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ.

Còn cảnh sát giao thông có quyền dừng xe đang lưu thông để kiểm tra hành chính trong các trường hợp phát hiện hành vi vi phạm hành chính xâm hại đến trật tự an toàn giao thông (đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ...).

Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình (VnExpress)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem