Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Gần 3.900 phương tiện tàu thuyền hoạt động trên biển đã nhận được thông tin, diễn biến của cơn bão số 10 và đang triển khai vào bờ tránh trú.
Theo báo cáo của đồn Biên phòng Lạch Kèn vào chiều 29.9, khi
trên đường vào trú bão, chiếc thuyền có công suất 15 CV do ông Mai Văn Búp ở xã
Xuân Liên huyện Nghi Xuân làm chủ thuyền
đã bị sóng đánh chìm.
Rất may 3 người trên thuyền đã vào bờ an toàn, chiếc thuyền bị chìm đang được các ngư dân địa phương tìm cách kéo vào bờ.
Theo nhận định của của các cơ quan chức năng, đây là cơn bão mạnh nhất trong 6 năm trở lại đây sẽ đổ bộ vào một số tỉnh, trong đó có Hà Tĩnh.
Để chủ động đối phó, Hà Tĩnh đã triển khai lực
lượng công an, bộ đội, sẵn sàng phương án sơ tán trên 100.000 dân ở 31 xã ven
biển, vùng cửa sông, vùng thấp trũng đến nơi an toàn khi bão đổ bộ vào.
Các cán bộ huyện, xã cũng nhanh chóng được phân trực tại các địa bàn để chỉ đạo các biện pháp chống bão. Đặc biệt, tại các điểm xung yếu nơi có người dân sinh sống tại 6 huyện ven biển việc di dời khoảng 7.000 hộ dân với 23.000 người đến nơi cư trú an toàn phải triển khai xong vào sáng ngày 30.9.
Ông Bùi Lê Bắc - Chánh văn phòng
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Công tác phòng chống sẽ
tập trung vào những vùng biển và vùng ngập lụt, an toàn hồ đập, đặc biệt các vùng lũ
quét, vùng ngập lụt như huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, các hạ du như hồ
chứa nước.
Những trọng điểm này phải tập trung có kế hoạch sơ tán dân, chuẩn bị lương thực thực phẩm và các điều kiện để có thể đề phòng lũ lên, gây ngập lụt dài ngày, cô lập. Tại các xã vùng biển vào chiều 29.9, BCH PCBL tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các địa phương cử lực lượng dân quân, công an xã và người dân nhanh chóng chằng chéo lại nhà cửa, chặt tỉa cây cối. Đến thời điểm này Hà Tĩnh đã có 3.900 tàu thuyền vào trú ẩn an toàn.
Tại Quảng Bình:
Toàn tỉnh Quảng Bình với 3.745 tàu cá/14.971 lao động ngư nghiệp đã nắm bắt được diễn biến của cơn bão và hầu hết đã vào nơi trú ẩn an toàn. Các ngành chức năng tiếp tục kêu gọi các tàu cá còn hoạt động trên biển chậm nhất là vào 17h ngày 29.9 phải ra khỏi vùng ảnh hưởng của bão, đồng thời tích cực hướng dẫn tàu thuyền neo đậu đúng quy định, tránh va chạm khi bão vào.
Các địa phương trong tỉnh đã lên phương án di dời dân ở những địa bàn xung yếu,
có nguy cơ sạt lỡ lớn; chủ động chuẩn bị các phương tiện tìm kiếm cứu nạn cứu hộ..
Ông Trần Văn Tuân - Phó chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban PCLB&TKCN
tỉnh tổ chức lực lượng thường trực canh gác 24/24h ở những điểm nguy hiểm trong
thời gian xảy ra bão, lũ để quản lý việc đi lại, làm ăn của nhân dân và có
thông báo, cảnh báo kịp thời trong trường hợp có biến cố bất thường, nguy hiểm
xảy ra, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân; chỉ đạo dự trữ lương
thực, thuốc men và nhu yếu phẩm cần thiết; chú trọng an toàn các hồ chứa; đảm bảo
an toàn giao thông và các công trình đang thi công trong mùa mưa lũ...
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, ở các xã biển bãi ngang như Nhân Trạch (Bố Trạch); Hải Ninh (Quảng Ninh); 3 xã Ngư Thuỷ (Lệ Thuỷ) ngư dân đã đưa tàu cá lên nơi an toàn và chằng chống nhà cửa tránh bão.
Tại Đà Nẵng
Tại thành phố Đà Nẵng, từ chiều 29.9, trời đã đổ mưa và biển bắt đầu động mạnh. Các lực lượng như, quân đội, dân quân…đã xuống các khu vực ven biển để cùng người dân kéo tàu thuyền lên bờ, giúp dân chèo chống nhà cửa…
Hiện hầu hết phương tiện đã biết đường đi của cơn bão số 10 và tìm được chỗ trú tránh bão an toàn. Tại âu thuyền Thọ Quang, Vịnh Mân Quang, hai bên sông Hàn có hơn 1.800 phương tiện neo đậu. Đến trưa 30.9, mọi công tác chuẩn bị phòng tránh bão số 10 gần như hoàn tất.
Theo Trung tâm PCLBTKCN miền Trung-Tây Nguyên, tính đến đến 5 giờ sáng 30.9, 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế đã sơ tán được 3.501 hộ/11.901 người. Trong đó tỉnh Quảng Bình đã sơ tán 500 hộ/2.000 người tại 10 huyện, thị; Quảng Trị đã sơ tán 2.614 hộ/8.392 người tại 10 huyện, thị; Thừa Thiên - Huế đã sơ tán 387 hộ/1.509 tại 3 huyện Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang. Thông tin về việc di dời, sơ tán dân tránh bão số 10 đang được Trung tâm PCLBTKCN miền Trung-Tây Nguyên tiếp tục cập nhật.
Ngoài ra các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, đã thông báo và hướng
dẫn cho tổng số 44.349 tàu/180.899 lao động biết vị trí, hướng di chuyển của bão số
10 để chủ động trú tránh.
Trung tâm PCLBTKCN miền Trung - Tây Nguyên cũng cho biết, hiện các hồ chứa thuỷ
lợi vừa và lớn ở các tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Ninh Thuận đang vận hành
bình thường, dung tích các hồ còn ở mức trung bình, hầu hết ở mức 20-70% dung
tích thiết kế.
Số hồ đầy và sắp đầy tập trung tại các tỉnh Quảng Bình đến Thừa
Thiên - Huế. Hiện có 6/55 hồ chứa hồ đã đầy và qua tràn là hồ Tiên Lang; Minh
Cầm; Trung Thuần (Qquảng Bình); Hòa Mỹ (Thừa Thiên - Huế); Khe Tân (Quảng Nam);
Suối Trầu (Khánh Hòa).
Đáng chú ý hiện có một số hồ chứa thuỷ lợi nhỏ ở các tỉnh ven biển có nguy cơ mất
an toàn. Trong đó, Quảng Trị có 7 hồ (Khối 7, Hương Lể, Trằm Bưởi, Khe Lau, Mụ
Huyện, Trọt Giếng, Trọt Đâu - Trọt Đen); Thừa Thiên - Huế có 1 hồ (Hòa Mỹ); Quảng
Nam có 1 hồ (An Long); Quảng Ngãi có 3 hồ (Cây Khế, Đá Bàn, Tôn Dung). Trong khi
đó, đập Ea Kmiên 3 ở huyện Krông Năng (Đắk Lắk) do lượng nước về lớn hơn khả
năng thoát lũ nên mực nước trong hồ dâng cao và có nguy cơ mất an toàn.
Tại Thừa Thiên - Huế
Theo ông Nguyễn Liêm- Chủ tịch UBND xã Hải Dương, (thị xã Hương Trà), từ sáng 30.9, sóng biển tại khu vực Hải Dương rất cao, tràn qua con đập ở xóm Ghềnh – Cồn Đâu của xã này. Chính quyền xã đã hoàn tất di dời 62 hộ dân tại khu vực trên đến nơi an toàn.
Ngay trong đêm 29.9, lực lượng Công an TP.Huế và các đơn vị liên quan đã triển khai lực lượng đến từng khu phố, hộ gia đình kiên quyết cưỡng chế các hộ dân, thuyền, đò vùng nguy hiểm trên lưu vực sông Hương đến nơi an toàn.
Những lực lượng này đã đưa 300 hộ dân, với trên 1.000 nhân khẩu tại các phường Phú Hậu, Kim Long cùng hàng trăm chiếc thuyền trên sông đến nơi tránh trú bão.
Tại Quảng Trị
Theo Ban Chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh, đến trưa 30.9, tỉnh đã
di dời hơn 13.000 hộ dân tại các vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. Trong đó, đêm
29.9 tỉnh di dời 2.614 hộ dân với 8.392 nhân khẩu; sáng 30.9, tỉnh di dời hơn
10.000 hộ dân.
Tại xã Trung Giang (huyện Gio Linh), khu vực nằm ngay cửa biển Cửa Tùng, công
tác di dời dân ở các ngôi nhà cấp 4, nhà tạm bợ, vùng sát bờ sông Bến Hải… đã
và đang được tiến hành khẩn trương.
Ông Trần Xuân Tưởng- Chủ tịch UBND xã Trung Giang cho biết,
có 320 hộ dân với trên 1.200 nhân khẩu thuộc vùng nguy hiểm của xã đã được di dời
tới các trường học, nhà thờ họ.
Đến trưa 30.9, trên địa bàn Quảng Trị có mưa rất lớn, nước trên các sông dâng nhanh.
Tại các vùng ven biển của tỉnh này gió giật ngày càng mạnh.
Tại Quảng Nam
Do ảnh hưởng của cơn bão số 10, từ đêm ngày 29 đến sáng nay (30.9), nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam xuất hiện mưa lớn kéo dài, làm cho mực nước một số sông bắt đầu dâng lên, đặc biệt là mực nước sông Hoài (phố cổ Hội An, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) dâng cao gây ngập nặng nhiều tuyến đường trọng điểm ở vùng ven sông.
Theo quan sát, đến 11 giờ trưa 30.9, nước trên sông Hoài
tràn lên một số tuyến đường trong phố cổ gây ngập lụt. Trên
tuyến đường Bạch Đằng chạy dọc theo bờ sông Hoài và đường Nguyễn Thái Học bị ngập
từ 35 đến 40cm, nhiều đoạn ngập sâu khiến giao thông bị ách tắc cục bộ, khó
khăn…
Trong khi đó, nhiều vùng ven biển Quảng Nam, ngư dân đang triển khai công tác đưa tàu, thuyền vào nơi tránh bão an toàn.
Trao đổi với PV Dân Việt, Đại tá Hoàng Minh Thống, Trưởng phòng Cảnh sát
giao thông Công an tỉnh Quảng Nam, cho biết: “Đơn vị đã cử cán bộ, chiến sĩ và các Đội cảnh sát giao thông các huyện/thành
phố phải túc trực 24/24 để làm nhiệm vụ.
Ngoài ra, chúng tôi còn giao cho lực
lượng cùng xe lưu động thường xuyên kiểm tra dọc tuyến quốc lộ 1, kịp thời cưa
cây ngã đổ phục vụ lưu thông thông suốt tuyến; phối hợp với các bên liên quan
chốt chặn những điểm nào trên tuyến giao thông huyết mạch mà nước ngập sâu, chảy
xiết, tuyệt đối không cho người và phương tiện qua lại để đảm bảo an toàn tính
mạng người dân”.
Để ứng phó với bão số 10 trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam cũng
đã tạm dừng tổ chức cuộc họp báo định kỳ tháng 9.2013 vào chiều nay 30.9.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.