Cắt giảm hàng chục tỷ đồng, ông lớn hàng không vẫn lo lỗ lớn

Thúy Vy Thứ ba, ngày 14/07/2020 16:25 PM (GMT+7)
Thị trường kết thúc phiên giao dịch ngày 14/7 trong sắc đỏ bao trùm sàn chứng khoán nhưng mức giảm không sâu.
Bình luận 0

Chốt phiên, VN-Index giảm nhẹ 0,61 điểm (0,07%) về mốc 868,11 điểm. Upcom-Index giảm 0,34% (0,6%) về mốc 56,94 điểm. Chỉ có HNX-Index khởi sắc hơn với việc tăng 0,49 điểm (0,42%) lên mốc 116,14 điểm.

img

VN-Index chốt phiên giảm nhẹ 0,61 điểm (0,07%) về mốc 868,11 điểm.

Thanh khoản trên cả 3 sàn tiếp tục suy giảm với tổng giá trị giao dịch đạt 4,6 nghìn tỷ đồng.

VHM, GAS và GVR là 3 mã cổ phiếu tác động tích cực nhất tới thị trường khi đóng góp cho VN-Index lần lượt 1,3; 0,4 và 0,2 điểm. Ở chiều ngược lại, SAB, TCB và MSN thuộc top tác động tiêu cực nhất tới thị trường.

Trong nhóm VN30, SSI bứt phá tăng gần 5% lên 16.700 đồng/cổ phiếu. Như vậy, SSI đã bứt phá từ "giá đỏ" lên mức tăng cao nhất nhóm VN30.

GAS giữ vững sắc xanh tăng giá trong suốt cả phiên giao dịch là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền 35%.

Trái ngược với sự suy giảm của toàn thị trường, phiên này, cổ phiếu HVN của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tăng nhẹ.

img

 HVN tăng 0,57% lên mốc 26.400 đồng/cổ phiếu.

Chốt phiên, HVN tăng 0,57% lên mốc 26.400 đồng/cổ phiếu. Đây là phiên tăng điểm trở lại sau 2 phiên giảm liên tiếp của mã này.

Sau cơn khủng hoảng do Covid-19, hiện mã này đang hồi phục hơn 12% nếu tính chung qua 1 quý.

Về tình hình kinh doanh của Vietnam Airline, mới đây ông Dương Trí Thành, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam cho biết trong năm 2020 doanh nghiệp này dự kiến lỗ ròng 13.000 tỉ đồng sau khi đã triển khai nhiều giải pháp như tính chậm khấu hao tài sản cũng như được giảm thuế nhiên liệu.

Số lỗ ước tính mới này giảm 2.200 tỉ đồng so với con số ước tính ban đầu là lỗ hơn 15.000 tỉ đồng.

img

Thị trường khách nội địa của Vietnam Airlines đã tăng bằng 84% năm ngoái

Ông Thành cho biết Vietnam Airlines đã cắt giảm các chi phí hơn 5.000 tỉ đồng (trong đó 1.700 tỉ đồng cắt giảm lương); giảm hơn 24.000 tỉ đồng do cắt giảm sản lượng khai thác (trong đó có hơn 1.800 tỉ đồng thu nhập người lao động); giãn thuế máy bay hơn 2.300 tỉ đồng, nhiên liệu bay xấp xỉ 1.700 tỉ đồng/tháng, giãn vay gốc lãi 1.940 tỉ đồng.

Đặc biệt, Vietnam Airlines đề nghị chủ sở hữu tăng vốn hoặc có giải pháp cho vay, kiến nghị Chính phủ hỗ trợ gói hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp 12.000 tỉ đồng.

Tính đến tháng 6, thị trường khách nội địa của Vietnam Airlines đã tăng bằng 84% năm ngoái nhưng doanh thu chưa phục hồi được. Ông Thành lí giải: Trong 3 tháng qua, Vietnam Airlines liên tục mở 18 đường bay nội địa mới phần lớn là các chặng ngắn, bán với giá rất rẻ. Trong khi thực tế, mười mấy đường bay nội địa mới bằng một đường bay quốc tế.

Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA) ước tính ngành hàng không toàn cầu cần 3 năm nữa mới phục hồi về mức năm 2019. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, ngành này lỗ khoảng 20 tỉ USD, sau đó mỗi năm lãi 30 – 40 tỉ USD. 

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem