Cậu bé lớp 3 ở Hà Nội viết bài văn tả mẹ "hay hơn văn mẫu": Bí quyết của cô giáo chủ nhiệm

Tào Nga Chủ nhật, ngày 06/10/2024 09:19 AM (GMT+7)
Sau khi đọc xong bài văn tả mẹ của em Nguyễn Hải Anh, học sinh lớp 3, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, cô Nguyễn thị Lê Nga, giáo viên chủ nhiệm đã rất xúc động.
Bình luận 0

Bài văn tả mẹ "hay hơn văn mẫu" của cậu bé 3 ở Hà Nội: Cô giáo nói gì?

Ngay sau khi báo Dân Việt chia sẻ bài văn tả mẹ của em Nguyễn Hải Anh, học sinh lớp 3, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, nhiều người đã vô cùng thích thú, dành lời ngợi khen. Mặc dù bài văn chưa thực sự đạt đến mức hoàn hảo nhưng cậu bé Hải Anh đã sử dụng nhiều câu từ hay mà không phải học sinh lớp 3 nào cũng có thể viết được. 

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, cô Nguyễn Thị Lê Nga, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A6, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội nhận xét: "Bài văn của Hải Anh là một bài văn sáng. Đúng với chủ đề năm học "Sáng" của trường năm nay. Sáng từ cách con dùng từ đến cách diễn đạt và sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài văn. Bài văn chạm đến cảm xúc của mọi người khi làm nổi bật tình yêu con dành cho mẹ vô bờ bến và mẹ cũng yêu con.

Cậu bé lớp 3 ở Hà Nội viết bài văn tả mẹ "hay hơn văn mẫu": Bí quyết của cô giáo chủ nhiệm  - Ảnh 1.

Bài văn tả mẹ của Hải Anh. Ảnh: NVCC

 Với Hải Anh đây là bài viết thứ hai về mẹ. Ở lần viết thứ nhất con cũng rất sáng tạo khi biết trích dẫn những câu thơ, biết so sánh và dùng những từ "đắt". Nhưng với phương châm tối đa hóa năng lực phát triển của học sinh, không ép buộc các con phải học thuộc văn, cùng với sự sáng tạo riêng, bài văn lần này Hải Anh có thêm những điểm đặc biệt hơn. Hình ảnh và cảm xúc của con về mẹ thực sự khiến tôi xúc động. Tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần và đọc nó cho các cô giáo trong cùng khối nghe".

Cậu bé lớp 3 ở Hà Nội viết bài văn tả mẹ "hay hơn văn mẫu": Bí quyết của cô giáo chủ nhiệm  - Ảnh 2.
Cậu bé lớp 3 ở Hà Nội viết bài văn tả mẹ "hay hơn văn mẫu": Bí quyết của cô giáo chủ nhiệm  - Ảnh 3.

Một văn đầu tiên bài tả mẹ của Hải Anh. Ảnh: NVCC

Nói thêm về Hải Anh, cô Nga cho hay: "Mới dạy Hải Anh được hai tháng ở năm học lớp 3 này nhưng tôi nhận thấy Hải Anh là một cậu bé có tố chất viết văn. Trái ngược với vẻ bên ngoài hiền lành và khá nhút nhát là Hải Anh bên trong ấm áp và sống có chiều sâu, thể hiện trong lời nói, trong mỗi câu văn bài văn con làm. 

Trong suốt dự án "Đọc sách trong Ban Mai" nhà trường phát động, Hải Anh là một trong những học trò tích cực nhất. Con thường đọc và quay video đọc sách gửi cho cô giáo mỗi ngày. Cuối giờ học nếu không chơi cờ cùng các bạn thì con lại say sưa đọc sách. Nói về ước mơ của mình con mơ ước sau này sẽ trở thành một nhà văn. Và tôi tin rằng con sẽ theo đuổi được ước mơ của mình để thỏa mãn đam mê sáng tạo và cũng viết tiếp cho ước mơ dang dở của cô giáo".

Bí quyết dạy Văn của cô giáo từng là học sinh giỏi Quốc gia

Để học sinh viết được văn hay, giàu cảm xúc, ngoài bản thân học sinh, sự đồng hành, hướng dẫn của bố mẹ còn có phương pháp của giáo viên chủ nhiệm. 

25 năm trước, cô Nguyễn Thị Lê Nga từng là một học sinh giỏi quốc gia môn Văn. Từ tình yêu với con trẻ đã dẫn dắt cô học khoa Giáo dục Tiểu học của Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội và gắn bó với nghề giáo viên Tiểu học một chặng đường 21 năm qua. 

Cậu bé lớp 3 ở Hà Nội viết bài văn tả mẹ "hay hơn văn mẫu": Bí quyết của cô giáo chủ nhiệm  - Ảnh 4.

Cô Lê Nga gắn bó với Trường Tiểu học Lê Quý Đôn 21 năm. Ảnh: NVCC

"Mọi người đều nói rằng: Phải có tình yêu nghề sâu sắc mới khiến tôi và các bạn đồng nghiệp thổi vào hồn con trẻ những ước mơ, thắp lên cho trẻ những lời văn hay những bài văn chạm vào cảm xúc. Trẻ con ở mọi thời đại thì đều đáng yêu, đều sáng tạo nhưng trẻ con tiểu học bây giờ có điều kiện hơn, tiếp cận được nhiều tài liệu, nhiều phương tiện để nghe đọc nhiều hơn. Nhưng không vì thế mà câu từ của các con bị lệ thuộc, bị "cùn" đi. 

Nhờ phương pháp dạy học tích cực của các thầy cô nên trẻ tiểu học bây giờ luôn được khơi gợi, nuôi dưỡng đam mê và có nhiều cơ hội để phát triển mọi năng lực trong đó có năng lực ngôn ngữ. Những đoạn văn bài văn hay giàu cảm xúc mà các con viết được khiến ông bà cha mẹ đều ngạc nhiên ngỡ ngàng: Sao bây giờ trẻ con giỏi thế? Các con được viết theo cái nhìn, cách tư duy mới mẻ thậm chí là đi ngược lại đám đông khác hẳn một thời học sinh học đọc chép văn mẫu. Điều này đặc biệt cấm kỵ ở trường", cô Nga cho hay.

Vì thế có những bài văn ngây ngô, sơ sài thậm chí là hài hước, cô Nga vẫn "yêu" và chỉnh sửa dần cho học sinh tiến bộ.

Các biện pháp cô Nga áp dụng cho học sinh là mở rộng vốn từ từ bài học, từ điển, sách truyện...; Luyện viết câu hay; Hướng dẫn viết đoạn; Hướng dẫn viết mở bài, kết bài theo nhiều cách khác nhau; Hướng dẫn liên kết và tránh dùng từ lặp; Khuyến khích học sinh đọc nhiều sách; Khuyến khích học sinh trải nghiệm tăng cường vốn sống thực tế; Có sổ nhật kí; Có từ điển.

"Với học sinh bé, tôi luôn ưu tiên cung cấp cho các con vốn từ qua từng bài học từng câu thơ, câu chuyện. Với những đoạn văn, đoạn thơ trong các bài học, trong sách truyện, cô trò cùng nhận xét tìm ra những cái hay cái đẹp để thổi cho các con tình yêu với sách, với văn học. Mỗi ngày các con đọc một ít, con đọc nhiều thể loại khác nhau để có thêm vốn từ, vốn sống....".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem