'Cây đũa thần' nào đã giúp các nông sản, đặc sản của tỉnh Bắc Kạn tiếp cận được các thị trường khó tính?

Chiến Hoàng Thứ ba, ngày 05/09/2023 15:29 PM (GMT+7)
Để sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn và vươn ra thế giới, rất nhiều doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Bắc Kạn đã và đang nỗ lực đầu tư công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào tổ chức sản xuất hàng hóa.
Bình luận 0

Ứng dụng KHCN vào sản xuất hàng hóa tại Bắc Kạn. Clip: Chiến Hoàng

Ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao giá trị sản phẩm

Tính đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh Bắc Kạn có hơn 180 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận từ 3 sao trở lên. Các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng tăng đáng kể,   toàn tỉnh Bắc Kạn hiện có 2 liên hiệp HTX, 332 HTX đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Doanh nghiệp, HTX tại Bắc Kạn tích cực ứng dựng KHCN vào sản xuất hàng hóa - Ảnh 2.

Thiết bị sấy bằng công nghệ Thăng Hoa của Công ty TNHH Hà Diệp (TP. Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn) dùng để sấy trà hoa vàng. Ảnh: Chiến Hoàng

Để các sản phẩm nông sản đặc hữu của Bắc Kạn được thị trường chấp nhận, các doanh nghiệp, HTX của tỉnh Bắc Kạn đã và đang tập trung đầu tư công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong hoạt động sản xuất hàng hóa.

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mà nhiều sản phẩm nông sản của Bắc Kạn đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử, siêu thị và thậm chí xuất khẩu ra nước ngoài, điển hình như miến dong Tài Hoan của HTX Tài Hoan (xã Côn Minh, huyện Na Rì) xuất khẩu đi châu Âu; rượu men lá Bằng Phúc của HTX Thanh Tâm (xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn) xuất khẩu sang Nhật Bản.

Doanh nghiệp, HTX tại Bắc Kạn tích cực ứng dựng KHCN vào sản xuất hàng hóa - Ảnh 3.

Sản phẩm được sấy bằng công nghệ Thăng Hoa của Công ty TNHH Hà Diệp luôn giữ màu và đảm bảo tính dược liệu đến 99%. Ảnh: Chiến Hoàng

Đặc điểm chung của những sản phẩm được các doanh nghiệp, HTX ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào tổ chức sản xuất đều mang lại giá trị kinh tế cao, như trà hoa vàng của Công ty TNHH Hà Diệp, trà bí thơm, trà mướp đắng rừng của HTX Yến Dương…

Doanh nghiệp, HTX tại Bắc Kạn tích cực ứng dựng KHCN vào sản xuất hàng hóa - Ảnh 4.

Bà Hà Minh Đợi (áo vàng), Giám đốc Công ty TNHH Hà Diệp nhân chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho sản phẩm trà hoa vàng được sấy bằng công nghệ Thăng Hoa. Ảnh: NVCC

Bà Hà Minh Đợi, Giám đốc Công ty TNHH Hà Diệp có địa chỉ tại TP. Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn cho biết, công ty của bà hiện đang sử dụng công nghệ sấy thăng hoa, công nghệ sấy tiên tiến, tiêu chuẩn nhất hiện nay để sấy và tạo ra sản phẩm trà hoa vàng.

Doanh nghiệp, HTX tại Bắc Kạn tích cực ứng dựng KHCN vào sản xuất hàng hóa - Ảnh 5.

Bà Hà Minh Đợi, Giám đốc Công ty TNHH Hà Diệp giới thiệu sản phẩm trà hoa vàng của công ty được sấy bằng công nghệ thăng hoa. Ảnh: NVCC

"Nhờ ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa mà sản phẩm trà hoa vàng của công ty chúng tôi luôn giữ được gần như nguyên màu của hoa và trạng thái của bông trà, tính dược liệu giữ được đến 99%", bà Đợi nói và nhấn mạnh: "Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ mà sản phẩm trà hoa vàng của công ty đã được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao và được người tiêu dùng ưa chuộng".

Doanh nghiệp, HTX tại Bắc Kạn tích cực ứng dựng KHCN vào sản xuất hàng hóa - Ảnh 6.

Bà Ma Thị Ninh khi nói về việc ứng dụng KHCN tại HTX Yến Dương (huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn). Ảnh: Chiến Hoàng

Còn bà Ma Thị Ninh, Giám đốc HTX Yến Dương (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) chia sẻ, HTX đã thay đổi truyền thống canh tác của bà con để áp dụng KHCN tiên tiến, từ quy trình canh tác đến việc bảo tồn nguồn gen giống. 

Qua đó, nâng cao chất lượng, áp dụng công nghệ trong khâu chế biến như sản phẩm trà bí thơm, trà mướp đắng rừng và những sản phẩm chế biến sâu khác, từ đó có cơ sở khoa học khi đưa ra thị trường, có các chứng nhận đạt, phù hợp với đối tượng, sức khỏe người tiêu dùng.

Theo bà Ninh, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất, chế biến nhằm tối ưu chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ 4.0 đã được HTX thực hiện rất hiệu quả khi có những trang Website, cổng chợ riêng của HTX và tham gia các sàn thương mại điện tử… nhờ đó, việc tiếp cận với khách hàng được dễ dàng hơn. Khách hàng có thể quét mã QR để kiểm tra thông tin sản phẩm, từ đó tin tưởng và lên đơn với các sản phẩm của HTX.

Nỗ lực hỗ trợ khoa học công nghệ cho doanh nghiệp, HTX

Liên quan đến các nghiệp vụ KHCN, trao đổi với PV Báo Dân Việt, ông Nguyễn Đình Điệp, Giám đốc Sở KHCN tỉnh Bắc Kạn cho biết, đơn vị đã và đang tích cực hỗ trợ cho các doanh nghiệp và các HTX trên địa bàn.

Doanh nghiệp, HTX tại Bắc Kạn tích cực ứng dựng KHCN vào sản xuất hàng hóa - Ảnh 7.

Ông Nguyễn Đình Điệp, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn trao đổi về việc hỗ trợ doanh nghiệp, HTX về KHCN. Ảnh: Chiến Hoàng

"Với lĩnh vực KHCN có nhiều nội dung mà Sở đã triển khai tổ chức thực hiện như hỗ trợ việc lựa chọn các công nghệ, giúp các doanh nghiệp, HTX đưa vào sản xuất, hay như việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để các doanh nghiệp, HTX có thể lựa chọn, áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thông qua các nghiệp vụ KHCN mà hiện nay Sở đang triển khai thực hiện.

Về hình thức hỗ trợ, chúng tôi triển khai rất nhiều hình thức như: Hỗ trợ lựa chọn các công nghệ thông qua các dự án đầu tư cho các doanh nghiệp, HTX tiếp nhận hoặc chứng nhận những công nghệ mới vào sản xuất, đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thông qua các dự án của các doanh nghiệp hoặc các HTX.

Thông tin từ Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn, UBND tỉnh Bắc Kạn đã và đang tập trung chỉ đạo các hoạt động phát triển khoa học công nghệ, ban hành các kế hoạch triển khai các hoạt động phát triển khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo đến 2030. Chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, khoa học và phát triển công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trong năm 2023, tỉnh Bắc Kạn quản lý 37 nhiệm vụ KHCN (30 nhiệm vụ chuyển tiếp, 7 nhiệm vụ thực hiện từ năm 2023), các nhiệm vụ hiện nay đang được triển khai thực hiện theo kế hoạch.

Cùng với đó, thông qua các trường hợp nghiệp vụ KHCN mà Sở đang triển khai, tổ chức thực hiện bằng việc ứng dụng những công nghệ, những kỹ thuật mới đưa vào để trực tiếp hướng dẫn cho các HTX, doanh nghiệp, vận dụng, áp dụng vào trong tổ chức sản xuất. 

Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX kiểm định chất lượng các sản phẩm hàng hóa, kiểm định, hướng dẫn xây dựng nhãn mác, mẫu mã sản phẩm theo quy chuẩn xây dựng thương hiệu của sản phẩm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có các sản phẩm đủ sức cạnh tranh vào trong thị trường", ông Điệp cho hay.

Theo ông Điệp, ngoài ra Sở KHCN tỉnh Bắc Kạn còn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đào tạo nhân sự để có những nhưng cán bộ chuyên môn trong việc triển khai thực hiện.

"Phát huy những kết quả đã đạt được, chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các đơn vị của Sở tiếp tục triển khai thực hiện, chú trọng công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp, HTX, đặc biệt là vấn đề về truy xuất nguồn gốc, nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm, gắn với chuyển đổi số, đảm bảo các sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Cùng với đó, Sở tiếp tục hỗ trợ các đối tượng doanh nghiệp và HTX vừa và nhỏ để bứt phá, tạo thành điểm mấu chốt và vững chắc trong việc sản xuất kinh doanh", Giám đốc Sở KHCN tỉnh Bắc Kạn thông tin thêm.

'Cây đũa thần' nào đã giúp các nông sản, đặc sản của tỉnh Bắc Kạn tiếp cận được các thị trường khó tính? - Ảnh 9.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem