Làm việc với phóng viên Dân Việt, ông Phạm Văn Hùng- Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La cho biết: "Qua quá trình đi thực tế, với chuyên môn của tôi khi kiểm tra gốc, rễ cây mận hậu trước khi cung ứng đến tay người dân thì đảm bảo yêu cầu về chất lượng và kích thước cho cây giống. Lý do là mô sẹo, mô rễ phát triển rất tốt. Trước khi chết, rễ cấp 2 cấp 3 đã có nhiều".
Cũng theo lý giải của ông Hùng, trong quá trình ươm cây bà con làm không đúng quy trình như đưa phân vô cơ vào bầu và không được che chắn nên cây mới chết. Còn việc cán bộ xã nói cây chết là do bị mối ăn thì là khá ít. Trách nhiệm để xảy ra sự việc cây chết là chính quyền xã đã không quan tâm, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con.
Ông Phạm Văn Hùng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La chia sẻ, để tránh bị mối ăn khi trồng cây mận hậu, bà con nên đặt một củ gừng tươi ở dưới bầu
Thông tin với chúng tôi, nhiều hộ dân cho biết, khi nhận được cây giống thì rễ to và đẹp nhưng khi làm bầu mang đi trồng thì cây không sống được. Tỷ lệ cây sống rất ít, một số cây sống thì lên rất chậm. Theo kinh nghiệm của người dân trồng mận ở đây lâu năm, những cây khác mua ở ngoài thị trường về giống với cây được hỗ trợ nhưng khi đem trồng thì tỷ lệ sống đều đạt trên 80%. Không hiểu tại sao, 2 loại cây này đều được người dân chăm sóc như nhau nhưng cây được hỗ trợ thì cứ chết và sức sống rất yếu.
So với những cây bình thường mua ở ngoài thị trường hoặc tự người dân chiết cành ra thì cây mận hậu được hỗ trợ phát triển rất chậm
Hộ anh Nguyễn Đình Tuấn, dân bản Co Mon cho biết, số lượng cây nhà được hỗ trợ chết rất nhiều. Theo tôi, lý do là đơn vị chiết lạm dụng thuốc nhiều quá, nhìn bề ngoài thì rễ rất đẹp nhưng khi bốc ra thì rễ không nằm đúng chỗ cắt. Mấy cây đang sống này rễ rất yếu mang đi trồng cũng không thể sống được. Từ tháng 9.2017 đến giờ mới cao lên vài phân thế này thì trồng cũng chết. Nếu là cây bình thường thì sau hơn nửa năm chăm sóc, cây phải cao được 1 mét rồi.
Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La cùng với các phòng ban chuyên môn huyện Yên Châu làm việc với UBND xã Phiêng Khoài về sự việc cây mận hậu hỗ trợ hộ nghèo chết hàng loạt
Khi PV đặt câu hỏi tại sao những cây Nhà nước hỗ trợ lại chết rất nhiều, so với những cây bà con trực tiếp chiết và mua ở ngoài về thì lại sinh trưởng phát triển rất tốt đạt khoảng 80% trở lên, ông Hùng cho rằng, trong quá trình vận chuyển quãng đường dài có một sự ảnh hưởng. Khi cái ảnh hưởng đó không đảm bảo được thì cần phải đưa cây giống về giâm tại chỗ thật nhẹ nhàng, che bầu, tưới nước đầy đủ để chống sốc.
"Cây cũng như người, là sinh vật sống nên cần có những chăm sóc phù hợp. Chống sốc cho cây bằng cách là mình phải có những điều kiện chăm sóc ban đầu tốt. Những cây người dân cắt ở chính trong vườn nhà mình và trồng ngay thì không có biểu hiệu sốc gì cả. Kể cả những cây người ta mang từ xa về trồng ngay với điều kiện đất tốt và tưới nước đầy đủ thì tỷ lệ sống vẫn cao"- ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, khi trồng phải cố định cây, tôi đã trực tiếp đi xem trên nương không có hộ nào cố định cây cả. Yêu cầu đối với cây chiết khi trồng phải được cố định để tránh gió, tránh con vật đi qua chỉ động nhẹ là cây đó đã hỏng rồi vì cây còn non, chưa có rễ bám.
"Đất ở Co Mon có độ ẩm tương đối cao nên rất thích hợp trồng cây mận, trồng quanh năm đều được, miễn là có nước, có mưa. Vào tháng 11, 12, 1 không nên trồng. Cán bộ khuyến nông xã phải sát dân, hướng dẫn bà con trồng đúng quy trình kỹ thuật vào những thời điểm hợp lý để hạn chế rủi ro xảy ra".
(Ông Phạm Văn Hùng)
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.