Cây nghiến
-
Thôn Bản Bung, xã Thanh Tương (huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang) hiện có 49 hộ dân sinh sống. Bí thư Chi bộ Triệu Thế Hải kể, từ ngày 2 cây cổ thụ-2 cây nghiến trên 1.000 năm tuổi tại thôn được công nhận là Cây di sản Việt Nam, khách du lịch đến đây ngày càng đông hơn, ai cũng trầm trồ, thán phục với cảnh quan núi rừng...
-
Hàng trăm cây nghiến có tuổi đời trăm năm, thậm chí nghìn năm tuổi, được cấp ủy, chính quyền và người dân thôn Sín Chải, xã Nậm Chảy, huyện biên giới Mường Khương, tỉnh Lào Cai bảo vệ nghiêm ngặt.
-
Thôn Sín Chải, xã Nậm Chảy, huyện biên giới Mường Khương, tỉnh Lào Cai có một khu rừng nguyên sinh. Trong khu rừng này vẫn còn hàng trăm cây cổ thụ quý hiếm. Đó là những cây nghiến cổ thụ có tuổi đời trăm năm, thậm chí có cây nghiến đã 1.000 năm tuổi, được chính quyền và người dân bảo vệ nghiêm ngặt.
-
Cả vạn cây nghiến tựa như những cột chống trời mọc lên trong Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Trong khu bảo tồn, có những cụ nghiến khổng lồ, nghìn năm tuổi, thân to bằng 6 người ôm, cao 40m.
-
Rất nhiều cây gỗ nghiến đường kính từ 0,8m đến trên 1m dài hàng chục mét tại thôn Khâu Lừa, và Lùng Càng, xã Minh Ngọc, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang bị khai thác trái phép. Khu vực rừng nghiến bị phá thuộc Vườn quốc gia Du Già.
-
Huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) có rừng nghiến cổ thụ hàng trăm năm tuổi trên các dãy núi đá thuộc các xã: Huổi Só, Mường Ðun, Tủa Thàng và Xá Nhè. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Tủa Chùa luôn coi rừng nghiến như “báu vật”, chú trọng tuần tra, kiểm soát, bảo vệ an toàn cho rừng nghiến.
-
Cục Kiểm lâm đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang kiểm tra, khởi tố vụ án, bắt giữ và xử lý nhiều vụ vi phạm liên quan việc phá rừng nghiến trái pháp luật sau phản ánh của Báo Dân Việt.
-
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, phản ánh của PV báo NTNN/Dân Việt trong quá trình điều tra. Cơ quan chức năng tỉnh Tuyên Quang đã vào cuộc, kiểm tra, củng cố hồ sơ và khởi tố vụ án phá rừng trái phép.
-
Trong khi nhiều đại ngàn ở Lạng Sơn bị lâm tặc tấn công, “chảy máu” thì ngay ven làng người Tày ở huyện Bắc Sơn vẫn tồn tại một cánh rừng gỗ nghiến nguyên sinh rộng trên 13ha. Rừng được bảo vệ, phát triển bởi người dân khu căn cứ cách mạng thủy chung, son sắt với rừng.