Chất lượng cao, dịch vụ tốt

Thứ tư, ngày 04/08/2010 02:27 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Từ cuộc điều tra nhỏ của Báo Nông thôn Ngày nay, chúng tôi xin trích đăng một vài đánh giá của bà con nông dân về một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón hàng đầu ở Việt Nam - Đạm Phú Mỹ.
Bình luận 0
img
Ông Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị PVFCCo, trao học bổng DPM cho sinh viên có thành tích xuất sắc. Đây là một hoạt động chăm lo cộng đồng hàng năm của doanh nghiệp này.

Hầu hết bà con nông dân ở được hỏi đều nhận biết ngay thương hiệu sản phẩm Đạm Phú Mỹ (ĐPM), nhưng ít ai biết tên chính thức của doanh nghiệp sở hữu thương hiệu này: Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo). Nhưng cũng hầu hết người nông dân được hỏi đều có đánh giá tốt về chất lượng sản phẩm cũng như các chính sách chăm sóc người nông dân – người trực tiếp sử dụng ĐPM.

Chất lượng gắn liền dịch vụ

Bà Lê Thị Hào (xóm Tây, xã Minh Tân, Hải Phòng), cho biết: “Vụ nào nhà tôi cũng dùng ĐPM. Thực sự lúc đầu, tôi không biết loại phân bón nào tốt. Khi mua ở cửa hàng, người bán khuyên tôi nên dùng sản phẩm ĐPM. Tôi dùng thấy tốt, không bị vụn, hạt tròn, lúa nhanh phát triển”.

Không chỉ sản xuất ra sản phẩm tốt, PVFCCo còn triển khai nhiều hoạt động khác nhằm giúp người dân ở nông thôn sử dụng sản phẩm hiệu quả hơn thông qua các hội thảo, lớp huấn luyện, hướng dẫn sử dụng phân bón, kỹ thuật trồng trọt. Đặc biệt, hoạt động của PVFCCo nhằm cung cấp thông tin thị trường phân bón, phổ biến kỹ thuật sử dụng phân bón trên báo đã được bà con nông dân đánh giá là rất hữu ích.

Là người trồng hoa tươi trên vùng cao Tây Bắc, mỗi năm anh Đỗ Xuân Thưởng (Bản Ái, xã Chiềng Xôm, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La) phải đầu tư hàng chục triệu đồng phân bón cho mỗi ha hoa. Để đạt được năng suất, anh rất chú trọng đến khâu chăm sóc và bón phân. Anh chia sẻ: “Tôi rất sợ mua phải phân bón giả, mất tiền đã đành, tới vụ mùa còn không thu hoạch được gì. Vì vậy, tôi tìm thông tin trên báo chí và quyết định dùng thử ĐPM, thấy rất tốt cho cây, chất lượng ổn định. Tôi tin tưởng rồi sau này dùng luôn”.

Không chỉ sản xuất ra sản phẩm tốt, PVFCCo còn triển khai nhiều hoạt động khác nhằm giúp người dân ở nông thôn sử dụng sản phẩm hiệu quả hơn thông qua các hội thảo, lớp huấn luyện, hướng dẫn sử dụng phân bón, kỹ thuật trồng trọt. Đặc biệt, hoạt động của PVFCCo nhằm cung cấp thông tin thị trường phân bón, phổ biến kỹ thuật sử dụng phân bón trên báo đã được bà con nông dân đánh giá là rất hữu ích.

Bà Vũ Thị Hoan ở xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng nói: “Tôi thường theo dõi các chuyên mục như Thị trường phân bón của Báo Nông thôn Ngày nay hoặc chương trình Thời tiết Nông vụ trên VTV1… Nhờ vậy, tôi nắm được diễn biến về thời tiết, cung cầu cũng như giá cả phân bón trên thị trường. Bên cạnh đó, qua những thông tin trên tôi cũng biết được những hỗ trợ của các hãng phân bón và loại phân mà bà con nông dân trên cả nước thường sử dụng”.

Anh Rơmah Đôk (xã HBông, huyện Chư Sê, Gia Lai) chia sẻ: “Trước đây, chúng tôi thường chịu thiệt vì không thể biết được giá phân tăng lên hay hạ xuống, phân thật hay phân giả mà thường phải đợi kết quả trên vườn rẫy. Từ ngày theo dõi mục Thị trường phân bón trên Báo Nông thôn Ngày nay, chúng tôi có được thông tin về nguồn phân bón, xu hướng cung cầu, giá cả… giúp ích rất nhiều trong sản xuất”.

Kỳ vọng giảm chi phí cho nông dân

Bên cạnh những đánh giá tích cực về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của PVFCCo, vẫn có những ý kiến của bà con nông dân về những hạn chế khi mua sản phẩm này tại các đại lý không chính thức và phải mua chịu.

Chẳng hạn, họ phải mua chịu sản phẩm ĐPM ở các đại lý cấp III với mức giá cao hơn so với một số loại phân đạm khác. Ông Ngũ Văn Cần (thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) có 8 công ruộng, cho biết: “Vụ hè thu vừa rồi, do không có tiền, tôi phải mua thiếu 320kg phân bón với giá cao hơn nhiều so với trả tiền mặt.”

Hầu hết nông dân trong vùng ĐBSCL cho biết họ đều phải mua thiếu hay mua chịu phân bón, đến khi thu hoạch lúa mới có tiền trả. Theo đó, giá phân bón cũng đội lên khoảng 10-15% so với khi mua trả tiền liền. Nếu tính cả 3 vụ lúa trong năm thì nông dân nghèo không có vốn phải mua thiếu chịu nên thiệt thòi khá lớn.

Ông Nguyễn Văn Nhị (phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) mỗi năm phải tốn hơn 10 triệu đồng/ha mía. Ông tính toán: “Nếu bón phân cân đối và khoa học nhất thì mất hơn 1 tấn phân bón các loại gồm urê, DAP và kali. Nông dân mua chịu đến cuối vụ mới trả thì phải mua với giá cao”.

Chính vì vậy, bà con góp ý nhà nước nên có chính sách kết hợp giữa ngân hàng với hệ thống đại lý để có mức lãi suất ưu đãi cho nông dân mua phân bón. Như vậy, bà con sẽ có thêm cơ hội tiếp cận sản phẩm, dịch vụ chất lượng của PVFCCo để tăng thu nhập trên mảnh ruộng của mình.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem