Chất lượng

  • Sinh viên là đối tượng có nhu cầu lớn trong tìm việc làm thêm. Nhạy cảm với điều này, nhiều sinh viên năng động dịch chuyển từ vai trò đi làm thuê sang môi giới việc làm.
  • Ngày 25.11, trao đổi với PV Báo NTNN ông Nguyễn Thanh Bình, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết, việc sáp nhập trường là việc đúng đắn, tới đây tỉnh sẽ làm quyết liệt để học sinh quay trở lại trường và chậm nhất là giữa tháng 12 tới. Tỉnh mong muốn người dân sẽ đồng thuận, tạo điều kiện cho con em đến trường. Nếu thay đổi phương án sẽ xảy ra nhiều hệ lụy sau này. 
  • Những ngày này, công ty khắc dấu có địa chỉ trên phố Đào Duy Anh, Hà Nội luôn tất bật với nhiều đơn đặt hàng làm con dấu có lời phê của các trường tiểu học.
  • Đó là nội dung trong hướng dẫn vừa được Bộ GDĐT gửi các Sở GDĐT địa phương về đánh giá học sinh tiểu học. 
  • Định cư ở Hàn Quốc gần 10 năm, chị Đặng Thuỳ Liên - Giám đốc Công ty May mặc Seong Min chưa có nhiều cơ hội đóng góp cho quê hương. Trở về Việt Nam lần này, chị đã cùng Báo NTNN tặng hơn 400 đôi ủng, tất, khăn ấm cho học sinh nghèo huyện Phù Yên, Sơn La. 
  • Sau loạt bài “Người lớn tranh cãi, hơn 600 trẻ thất học” ở Hương Khê (Hà Tĩnh), Báo NTNN đã có Công văn số 272/NTNN ngày 7.10 đề nghị phỏng vấn lãnh đạo Bộ GDĐT về quan điểm và hướng giải quyết. Sau công văn này, Báo nhận được bài viết của Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển viết riêng cho NTNN về vấn đề dồn trường.
  • Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo – mã chứng khoán DPM), nhà sản xuất kinh doanh phân bón Phú Mỹ, cho biết vừa phối hợp với Lãnh đạo địa phương tổ chức Lễ khánh thành trường tiểu học Sơn Lang (xã Sơn Lang, huyện K’bang, tỉnh Gia Lai) vào ngày 15.9 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em dân tộc thiểu số được đến trường.
  • Tháng 6.2015, kỳ thi THPT quốc gia đầu tiên sẽ chính thức được thực hiện. Sẽ có từ 20 - 30 cụm thi  với số lượng từ 30.000 - 40.000 thí sinh/cụm do các trường đại học (ĐH) phụ trách và rất nhiều cụm thi do Sở GDĐT địa phương tổ chức để phục vụ 2 nhóm đối tượng thí sinh khác nhau. Nhiều người bắt đầu lo ngại tính khả thi, công bằng, tiết kiệm và hiệu quả của cách làm này.
  • Đề xuất chỉ tổ chức một kỳ thi quốc gia duy nhất lấy kết quả công nhận tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ được cho rằng, sẽ giảm áp lực cho học sinh và bớt tốn kém cho xã hội. Tuy nhiên, nhiều trường ĐH tỏ hết sức lo lắng vì chất lượng đầu vào khi chỉ dựa trên kết quả tốt nghiệp. 
  • Mấy năm gần đây, Bộ GDĐT liên tiếp đưa ra những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến các kỳ thi: Tuyển sinh ĐH-CĐ, tốt nghiệp THPT, dự kiến về kỳ thi quốc gia chung và mới đây nhất là thay đổi điểm sàn với nhiều mức, mà theo cách nói khác của Bộ GDĐT là các “ngưỡng đảm bảo chất lượng”.