Bộ trưởng Hasanul Haq Inu bày tỏ hy vọng rằng "tương lai hợp tác quân sự-kỹ thuật Bangladesh-Nga sẽ không chỉ là cung cấp những sản phẩm kỹ thuật hoàn chỉnh, mà còn kèm theo chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân sự".
Nhà cung cấp vũ khí truyền thống đến Bangladesh là Trung Quốc. Bắc Kinh chiếm khoảng 50% tổng lượng nhập khẩu trong lĩnh vực quốc phòng. Quay sang phía Nga, Bangladesh muốn tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp vũ khí từ Trung Quốc.
Đáng chú ý là chính Trung Quốc cũng quan tâm đến việc mua tàu ngầm Nga "Amur-1650". Cả Ấn Độ hồi tháng 8 năm nay cũng tuyên bố ý định mua hai tàu ngầm "Amur-1650".
Như đánh giá của các chuyên viên quân sự, tàu ngầm Nga của đề án "Amur" có những ưu thế vượt trội rõ ràng so với mẫu tương tự của nước ngoài. Tàu ngầm “Amur” có thể phóng loạt tên lửa cấp thời từ ống phóng ngư lôi tấn công vào các mục tiêu trên biển và trên đất liền. Phát hiện tàu ngầm này là chuyện rất khó vì độ ồn thấp. Trong khi đó bản thân "Amur" có trang bị tổ hợp thủy âm sonar tiên tiến nhất tạo điều kiện phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa hơn.
Những thành tựu mới nhất của Nga hiện nay thể hiện tại Triển lãm Quốc tế về các thiết bị hải quân và vũ khí “Euronaval 2014”, khai mạc ngày 27.10 tại Pháp. Gây chấn động thực sự ở đây là mẫu tàu ngầm tự động của Nga "Piranha-T". Tàu ngầm siêu nhỏ này được thiết kế phục vụ thực thi chiến dịch đặc biệt ở vùng nước nông, ven biển và những khu vực khó điều hướng, nơi mà tàu ngầm thông thường không thể hoạt động hoặc là vận hành cực kỳ khó khăn, nhất là hệ thống phòng thủ chống tàu ngầm của đối phương.
"Nhiều nhà sản xuất vũ khí của châu Âu quan tâm đến việc hợp tác chặt chẽ hơn với Nga, bao gồm cả theo chủ đề kỹ thuật hải quân. Trong tình hình hiện nay, sự tương tác này chắc chắn trở nên phức tạp bởi chương trình nghị sự chính trị, tuy nhiên chúng tôi vẫn cởi mở với các đối tác và tập trung vào cuộc đối thoại cùng có lợi", Phó Tổng Giám đốc "Rosoboronexport” kiêm trưởng phái đoàn Nga tại triển lãm" Euronaval 2014”, ông Sergei Ladygin tuyên bố.
Có nhiều minh chứng rõ nét về thực tế Nga chiếm vị trí thủ lĩnh trong ngành phát triển tàu chiến tàu ngầm hiện đại. Tại Triển lãm "Euronaval 2014", Pháp đã giới thiệu khái niệm tàu ngầm tiềm năng của họ. Tuy nhiên, theo quan điểm của các chuyên viên, những khái niệm này rất giống với mẫu tàu ngầm Liên Xô được chế tạo cách đây hàng 30 năm về trước.
Nga dẫn đầu cả trong lĩnh vực tạo hệ thống pháo trên biển. Chẳng hạn, pháo tàu cỡ 100-mm bệ A-190 được coi là xuất sắc nhất thế giới. Giới chuyên viên cũng rất chú ý đến mẫu triển vọng 57 mm bệ A-220M. Những khẩu pháo này được trang bị cho tàu tên lửa-pháo Nga cỡ nhỏ hiện đại của đề án 21.631 và tàu tuần tra của đề án 20.382 "Tigr". Và chính những hệ thống pháo này dự kiến thay thế cho những tàu chiến đề án Liên Xô hiện có mặt trong trang bị vũ khí hải quân của nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt là Ấn Độ.
(Theo Tiếng nói nước Nga)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.