Đây là con số được đưa ra trong đánh giá của Hiệp hội các trường đại học châu Âu (EUA).
|
Một buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp đại học tại Nigeria |
Abdeslam Marfouk, một nhà nghiên cứu tại Đại học Louvain, Bỉ, ước tính tới hơn một nửa số các học giả châu Phi đang sống và làm việc ở nước ngoài. Cụ thể, tỷ lệ này ở đất nước Tây Phi Sierra Leone chiếm 53%, Gambia có 63% và Cape Verde là 67%.
Chảy máu chất xám ở châu Phi đang là một thách thức lớn đối với châu lục này bởi hệ thống giáo dục ở đây chưa được cải tiến, thiếu sự đầu tư về cơ sở vật chất và chưa có khả năng thu hút nhân tài.
Phó chủ tịch Hiệp hội các trường đại học nói tiếng Pháp, ông Abdoulaye Salifou, cho rằng nếu không có những trung tâm thí nghiệm đạt chuẩn và với mức lương thấp như hiện nay- kém tới 10-20 lần so với các nước phát triển, thì tình trạng chảy máu chất xám diễn ra tại châu Phi là điều tất yếu.
Để ngăn chặn tình trạng này, EUA đã thành lập những mô hình hợp tác tại châu Phi, mà trong đó có sự tham gia của các học giả châu lục này. Một trong số đó là những chương trình của Đại học Uppsala, Thụy Điển, đã được thực hiện ở đây, với mục đích tập trung phát triển các ngành như hóa học, vật lý và toán học.
Kết quả sau 5 năm (2003 – 2008) thí điểm thực hiện mô hình hợp tác trên 12 quốc gia châu Phi, tỷ lệ chảy máu chất xám đã giảm xuống 5%.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng mô hình này sẽ không tác động nhiều đến việc ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám ở châu Phi. Jamil Salmi, điều phối viên của Ngân hàng Thế giới cho rằng đây chỉ là một mô hình có quy mô hẹp, nếu chỉ dừng lại ở việc thành lập các phòng thí nghiệm và quan tâm đến tiền lương thì vẫn chưa thực sự kéo được các học giả trong và ngoài châu lục về làm việc tại châu Phi.
Phú Cao
The Guardian
Vui lòng nhập nội dung bình luận.