Tại dự án thủy lợi Long Phú - Tiếp Nhựt, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, tuy có tuyến đê bao ngăn mặn khép kín, nhưng nơi đây lại không có nguồn tiếp nước ngọt vào mùa khô. Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp huyện, các xã trong đê bao Long Phú - Tiếp Nhựt như: Tân Hưng, Tân Thạnh, Long Phú, Long Đức, thị trấn Long Phú không nên xuống giống vụ 3 (xuân hè) để giảm thiệt hại do xâm nhập mặn.
Tại dự án thủy lợi Long Phú - Tiếp Nhựt, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, tuy có tuyến đê bao ngăn mặn khép kín, nhưng nơi đây lại không có nguồn tiếp nước ngọt vào mùa khô. Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp huyện, các xã trong đê bao Long Phú - Tiếp Nhựt như: Tân Hưng, Tân Thạnh, Long Phú, Long Đức, thị trấn Long Phú không nên xuống giống vụ 3 (xuân hè) để giảm thiệt hại do xâm nhập mặn.
Thiếu nước, nhiều diện tích lúa của nhà nông huyện Long Phú, Sóc Trăng đang chết dần,
chết mòn. Chúc Ly
Tuy nhiên, vụ xuân hè năm nay, diện tích lúa được gieo sạ trong khu vực đê bao lên đến khoảng 2.000ha (cả huyện khoảng 5.300ha). Việc xuống giống vượt khuyến cáo của ngành nông nghiệp dẫn đến gần 100ha lúa bị bỏ hoang, xuất hiện nhiều diện tích lúa bị vàng lá.
Chỉ tay về hướng 13 công lúa gần như chết trắng trên nền đất ruộng khô nứt, ông Bùi Thanh Vũ (ấp 4, thị trấn Long Phú) ngậm ngùi: “Khi cây lúa được vài ngày tuổi, tôi bơm nước từ ngoài vào gặp ngay độ mặn lên cao nên lúa chết dần, đến nay cũng được gần 1 tháng. Mấy chục năm làm lúa chưa bao giờ tôi thấy xâm nhập mặn đến sớm và gay gắt như năm nay”.
Cùng cảnh ngộ, ông Lâm Hoàng Minh ngụ cùng ấp cho biết thêm: “Gia đình tôi có 60 công lúa sản xuất trong vụ 3, hiện đã có 30 công bị bỏ hoang khi lúa được 40 ngày; còn 30 công còn lại thì phải ngày đêm canh nước để kịp lấy vô ruộng cứu lúa. Nền ruộng như nền nhà thì lúa nào mà sống nổi, mỗi công lúa tôi đã đầu tư khoảng 1 triệu đồng, năm nay coi như trắng tay”. Còn tại Hậu Giang đã có khoảng 400ha lúa hè thu sớm bị nhiễm mặn.
Nhằm cứu vãn những diện tích lúa bị mặn xâm nhập, nhiều nhà nông “chữa cháy” bằng cách chấp nhận bán “lúa non” với giá rẻ bèo từ 200.000 – 310.000 đồng/công (trong khi chi phí sản xuất lên đến khoảng 600.000 đồng/công).
Giám đốc Sở NNPTNT Hậu Giang Nguyễn Văn Đồng cho biết: “Chúng tôi đã cho lực lượng chuyên môn quan trắc xuyên suốt, liên tục để bà con nắm bắt và có biện pháp ứng phó kịp thời. Về giải pháp công trình sẽ lấy nguyên tắc nội đồng là chính nhằm phòng mặn xâm nhập bất ngờ bằng cách tiếp tục rà soát, nạo vét các trục kênh để trữ nước ngọt phục vụ sản xuất. Những nơi nào có cống sẽ cho vận hành, nơi nào không có thì thực hiện mô hình đắp đập bằng tấm bạt đã phát huy hiệu quả trong thời gian qua”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.