Nhu cầu tăng trong khi sản lượng chuối nội địa giảm và chất lượng thấp, khiến cho chuối nhập khẩu vào Trung Quốc (trong đó có chuối Việt Nam) đang tăng lên.
Mới đây, một nông dân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc. Mặc dù đầu tư lớn, nhưng mô hình này đã cho hiệu quả kinh tế rất bất ngờ, đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình.
Luân canh trồng mè là mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chống hạn hiệu quả đã được kiểm chứng nhiều năm qua tại tỉnh Đồng Tháp, hầu hết các loại mè có chi phí sản xuất thấp, giá bán tương đối cao. Bước vào vụ mùa nắng nóng trong năm, tại một số địa phương cây mè tiếp tục được nông dân lựa chọn thay vụ lúa mới.
Tại Kiên Giang, theo chủ đại lý vật tư nông nghiệp tại ấp kênh 4B cho biết, nếu so với lúc đỉnh điểm của năm 2017 thì giá phân hiện đang thấp hơn, nhưng so với đầu vụ đông xuân 2017 - 2018 thì đang tăng từ 40.000 – 50.000 đồng/bao.
Tại tỉnh Cà Mau, giá cá sặc rằn (cá bổi) rẻ chưa từng thấy, thấp kỷ lục, trong khi đó thương hiệu “khô cá bổi U Minh” đang bị làm giả, khiến nhiều nông dân phải lao đao. Tình cảnh khốn khổ của nông dân nuôi cá bổi ở Cà Mau ví như "1 cổ 2 tròng".
Giá phân bón đang tăng mạnh trên toàn cầu do nhu cầu cao, nhất là từ ngành trồng ngũ cốc, trong khi chi phí sản xuất cũng như vận chuyển phân bón đều tăng lên.
Bắt đầu vào năm 2021, không chỉ cước phí tàu biển tiếp tục tăng phi mã, nhiều chi phí đầu vào cho sản xuất, chế biến thủy sản cũng tăng “chóng mặt” theo. Trước tình hình này, các doanh nghiệp thủy sản đang “đứng ngồi không yên”.