Chiếc gùi của người Mạ

Thứ năm, ngày 25/07/2013 13:38 PM (GMT+7)
Chiếc gùi trong đời sống của đồng bào miền thượng ở Tây Nguyên mang đậm dấu ấn văn hoá các dân tộc. Theo đó, mỗi cộng đồng dân tộc khác nhau có một loại gùi khác nhau.
Bình luận 0
Trong đó, độc đáo và đặc sắc nhất có lẽ là những chiếc gùi của người Mạ (có nơi gọi là Châu Mạ) ở vùng rừng núi Lâm Đồng.

Chiếc gùi của đồng bào Mạ  vùng Lâm Đồng.
Chiếc gùi của đồng bào Mạ vùng Lâm Đồng.

Bà KTớ - một người Mạ ở xã Lộc Thành (TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng) cho biết: Chiếc gùi của bà được làm từ cây mây rừng lấy ở núi Ông. Đó là những dây mây được chọn lựa rất kỹ, dài, chắc và nhẵn bóng, có độ dẻo dai tốt.

Chúng được ngâm nước để tăng độ dẻo dai trước khi đan. Sau đó, người phụ nữ Mạ thường tận tay đan chiếc gùi của mình dưới sự chỉ dẫn của những người lớn tuổi trong gia đình. Cũng theo bà KTớ thì gùi của người Mạ ở vùng Di Linh, Cát Tiên, Bảo Lộc… thường có hình trụ tròn thuôn nhỏ dần, đáy lớn có chu vi chừng một vòng ôm, đáy nhỏ chừng non vòng ôm, cao tới lưng đùi người đeo.

Ngoài ra, chiếc gùi của người Mạ cũng không chế tạo cầu kỳ như một số cộng đồng người dân tộc khác, bởi nó được đan trơn. Hơn nữa, dây đeo gùi của người Mạ cũng được làm bằng dây mây, thường là dây kép gồm 3 hay 4 dây mảnh tết bện so le nhưng không để múi, để tạo sự êm ái khi đeo gùi.

Với phụ nữ Tây Nguyên, từ khi còn là đứa trẻ dăm bảy tuổi theo mẹ lên nương, chúng đã học đeo những chiếc gùi trên vai. Rồi cứ thế, chiếc gùi cùng chúng lớn lên, lấy chồng rồi sinh con. Những đứa trẻ lại nằm trong gùi theo mẹ đi làm. Và, ngay cả những phụ nữ 60 - 70 tuổi vẫn đeo gùi. Có thể nói, chiếc gùi chỉ xa rời khi họ đã vĩnh viễn nằm xuống mà thôi. Chính vì thế, nó là nét văn hóa đặc trưng, sâu sắc nhất trong tâm thức của đồng bào nơi đây.

Đoàn Xá (Đoàn Xá)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem