Mỗi chiếc F-15 có thể mang theo 6-8 tên lửa.
Theo The Drive, chiếc F-15C khi đó đang trong nhiệm vụ huấn luyện và được trang bị toàn bộ vũ khí.
Chiếc F-15C mang mã hiệu "Rock 42", loại mã hiệu thường được dùng cho những tiêm kích làm nhiệm vụ trực chiến và được lắp đầy đủ cơ số tên lửa.
Khi vừa cất cánh, phi công phát hiện một bên càng đáp không thể thu gọn vào thân. Điều này khiến phi công phải duy trì tốc độ dưới 400 km/giờ để không gây hỏng càng.
Sở chỉ huy sau đó yêu cầu tiêm kích F-15C bay ra biển và phóng toàn bộ tên lửa. Máy bay sau đó trở về hạ cánh an toàn nhờ cụm móc hãm đà BAK-12 và hệ thống dây hãm lắp đặt tại sân bay.
Theo giới quan sát, mỗi chiếc F-15C mang vũ khí khi cất cánh có thể mang theo tối đa 6-8 tên lửa. Thường là 4-6 tên lửa đối không AIM-120C AMRAAMs và 2 tên lửa tầm gần AIM-9X Sidewinders.
Mỗi tên lửa AIM-9X Block I có giá 250.000 USD trong khi AIM-120C-7 có giá 1 triệu USD. Điều đó có nghĩa là chiến đấu cơ Mỹ đã phóng ít nhất số tên lửa trị giá 4,5 triệu USD xuống biển.
Không đoàn tiêm kích số 142 có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời lãnh thổ Mỹ.
Chuyên gia quân sự Tyler Rogoway cho biết, nhận định việc phóng tên lửa nhằm đề phòng nguy cơ các quả đạn phát nổ khi hạ cánh. Trong trường hợp may mắn nhất, các tên lửa cũng có thể bị hư hỏng và không thể tái sử dụng.
Theo The Drive, các nguồn tin từ không quân Mỹ cho biết, chưa từng có trường hợp nào phi công phải phóng hết tên lửa đối không để hạ cánh như vụ việc mới nhất xảy ra với chiếc F-15C.
Chiếc F-15C thuộc biên chế Không đoàn tiêm kích số 142 của Vệ binh Quốc gia Mỹ. Đơn vị có nhiệm vụ phản ứng trong trường hợp lãnh thổ Mỹ bị đe dọa và được quyền bắn rơi các mục tiêu nguy hiểm.
Không đoàn tiêm kích số 142 hiện vẫn đang điều tra vụ việc. Nhưng điều quan trọng là máy bay đã hạ cánh an toàn và phi công không hề hấn gì, theo The Drive.
Chiếc Su-27 Nga buộc chiến đấu cơ F-15 đổi hướng vì hành động quyết liệt trên bầu trời biển Balic.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.