Chiến sự Nga-Ukraine ngày 9/5: Giao tranh ác liệt ở Luhansk, Nga tấn công Severodonetsk; G7 giáng đòn mạnh vào huyết mạch kinh tế Nga

Tuấn Anh (Theo Al Zaeera) Thứ hai, ngày 09/05/2022 09:46 AM (GMT+7)
Các cuộc giao tranh ác liệt đang diễn ra đối với Severodonetsk, trước đây là một thành phố công nghiệp với 100.000 dân và quân đội Nga đang cố gắng giành quyền kiểm soát.
Bình luận 0
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 9/5: Giao tranh ác liệt ở Luhansk, Nga tấn công Severodonetsk; G7 giáng đòn mạnh vào huyết mạch kinh tế Nga - Ảnh 1.

Nga đã tập trung tấn công vào khu vực phía đông Donbass - bao gồm Luhansk và Donetsk. Ảnh EPA

Giao tranh đang bùng phát dữ dội ở miền đông Ukraine vào Chủ nhật 8/5 giữa các lực lượng Nga và quân phòng thủ Ukraine để giành quyền kiểm soát thành phố chính của vùng Luhansk là Severodonetsk.

Thống đốc khu vực Luhansk cho biết các trận chiến ác liệt đang xảy ra ở Severodonetsk, trước đây là một thành phố công nghiệp với 100.000 dân.

Thống đốc Serhiy Haidai viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng: "Cuộc giao tranh nặng nề nhất đang diễn ra đối với Severodonetsk, nhưng tất cả các khu định cư tự do ở vùng Luhansk đều là điểm nóng".  Thống đốc Serhiy Haidai cho biết thêm:  "Hiện giờ, đang diễn ra các trận đấu súng ở các làng Bilohorivka, Voivodivka và về phía Popasna".

Thống đốc Luhansk cho biết cuộc chiến giành Severodonetsk sẽ được quyết định khi vũ khí hỗ trợ đến được tay quân đội Ukraine. " Vũ khí mới hiện đang đến. Chỉ có quân đội sẽ quyết định khi nào họ nên sử dụng nó. Nhưng chúng ta có thể thấy kết quả ngay cả bây giờ. Và những bổ sung quân sự mới có thể thay đổi cục diện cuộc chiến ở Donbass", ông Haidai nói.

Nga hiện đã tập trung lực lượng vào khu vực phía đông Donbass - bao gồm Luhansk và Donetsk - nơi quân ly khai được Moscow hậu thuẫn đã chiến đấu từ năm 2014 và kiểm soát một số lãnh thổ.

Cuộc xung đột lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai đã phát triển thành một cuộc chiến tranh tiêu hao vì lực lượng phòng thủ hiệu quả không ngờ của quân đội Ukraine.

Cuộc giao tranh khốc liệt nhất trong những ngày gần đây đã diễn ra ở miền đông Ukraine. Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một cuộc phản công của Ukraine gần Kharkiv, một thành phố ở phía đông bắc lớn thứ hai của Ukraine "đang đạt được tiến bộ đáng kể và có khả năng sẽ tiến tới biên giới Nga trong những ngày hoặc vài tuần tới".

Tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington cho biết thêm rằng "cuộc phản công của Ukraine chứng tỏ khả năng đầy hứa hẹn của Ukraine."

Tuy nhiên, quân đội Ukraine cũng đã rút khỏi thành phố Popasna đông đúc của Luhansk và đã di chuyển đến các vị trí mạnh hơn mà họ đã chuẩn bị trước,  ông Haidai viết trên Telegram vào ngày 8/5.

Trong khi đó, thủ lĩnh Checknya Ramzan Kadyrov cho biết các chiến binh của lực lượng đặc biệt Chechnya đã kiểm soát phần lớn Popasna. Trong một bài đăng trên Telegram, ông Kadyrov cho biết: "Các đường phố chính và các quận trung tâm của thị trấn đã hoàn toàn được giải phóng".

Nhưng ông Haidai phản đối những bình luận của thủ lĩnh Kadyrov đồng thời cáo buộc rằng quân Chechnya không tham gia chiến đấu mà thay vào đó là "cướp bóc và quay video".

Kadyrov thường xuyên đăng trên Telegram các báo cáo và video về các binh sĩ Chechnya được cho là đang tham gia các hoạt động ở Ukraine, nhưng không có xác nhận về số lượng đã thực sự được triển khai và liệu họ có tham gia chiến đấu hay không.

Thống đốc Haidai cam kết cuộc chiến giành Popasna và những nơi khác sẽ tiếp tục. "Họ tiến từng bước, ngày càng sâu hơn. Nhưng thật không may, chúng chỉ còn là đống đổ nát. Bây giờ chúng tôi đang chờ quân tiếp viện và hy vọng sẽ đẩy lùi họ từ khắp mọi nơi ", ông Haidai nói.

G7 áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga vì chiến tranh Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 9/5: Giao tranh ác liệt ở Luhansk, Nga tấn công Severodonetsk; G7 giáng đòn mạnh vào huyết mạch kinh tế Nga - Ảnh 2.

Tổng thống Pháp Marcon tham gia họp G7 trực tuyến cùng các nhà lãnh đạo khác. AP

Nhóm 7 nhà lãnh đạo đã cam kết loại bỏ dần sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, bao gồm cả việc cấm nhập khẩu dầu của Nga.

Nhóm 7 nhà lãnh đạo đã cam kết loại bỏ dần sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga khi họ công bố các biện pháp trừng phạt mới như một phần của gói các biện pháp trừng phạt phối hợp "chưa từng có" nhằm củng cố sự cô lập kinh tế của Nga vì cuộc chiến ở Ukraine.

G7 - bao gồm 7 quốc gia giàu có nhất thế giới là Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ - đã leo thang chiến dịch chống lại giới tinh hoa Nga ủng hộ Tổng thống Vladimir Putin.

"Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi làm như vậy một cách kịp thời, có trật tự và theo những cách để thế giới có thời gian đảm bảo các nguồn cung thay thế", một tuyên bố chung của G7 cho biết.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục và nâng cao chiến dịch chống lại giới tinh hoa tài chính và các thành viên trong gia đình, những người ủng hộ Tổng thống Putin trong nỗ lực chiến tranh và lãng phí nguồn lực của người dân Nga", tuyên bố chung cho biết.

Nhà Trắng cho biết các biện pháp trừng phạt mới sẽ "tác động mạnh vào huyết mạch chính của nền kinh tế của Putin và khiến ông không có được nguồn thu cần để tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine".

Sau cuộc họp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, các nhà lãnh đạo G7 cho biết họ sẽ cắt bỏ các dịch vụ quan trọng mà Nga phụ thuộc, củng cố sự cô lập của Nga "trên tất cả các lĩnh vực kinh tế".

Nhóm bày tỏ lo ngại rằng chiến tranh đang gây ra sự gián đoạn kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến an ninh của nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu, cung cấp phân bón và thực phẩm cũng như hoạt động của các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem