Chiến sự Nga-Ukraine: Pháo phương Tây tràn vào Ukraine thay đổi thế trận cuộc chiến thế nào?
Pháo phương Tây tràn vào Ukraine sẽ thay đổi thế trận cuộc chiến giữa Nga và Ukraine thế nào?
Minh Nhật (theo Washington Post)
Thứ hai, ngày 02/05/2022 10:44 AM (GMT+7)
Các lô vũ khí bao gồm pháo tầm xa mà các nước phương Tây viện trợ cho Ukraine đang ùn ùn đổ vào nước này. Các quan chức Mỹ và các nhà phân tích quân sự đưa ra dự đoán rằng, pháo binh tầm xa sẽ chứng tỏ "tính quyết định" trong giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến.
Theo Washington Post, trận chiến pháo binh mở rộng giữa các lực lượng Nga và Ukraine dự kiến diễn ra ở Donbass sau nỗ lực thất bại của Nga nhằm nhanh chóng chiếm lấy các trung tâm dân cư lớn của Ukraine, bao gồm cả thủ đô Kiev.
Chính phủ của Tổng thống Volodymyr Zelensky và giới chức phương Tây đã chuẩn bị cho những gì được dự đoán là một cuộc chiến ác liệt hơn bao giờ hết ở vùng Donbass. Cuộc chiến ác liệt này dự kiến sẽ cho thấy những khẩu pháo tầm xa vốn đóng vai trò trọng tâm quan trọng trong kho vũ khí của Nga. Theo Washington Post, quân đội Nga cũng đã sử dụng pháo tầm xa để tấn công những nơi như Mariupol, một thành phố cảng phía nam Ukraine dường như đã bị "nghiền nát bởi các cuộc bắn phá không ngừng".
Chính quyền Biden, cùng với Canada đang huấn luyện một số lượng nhỏ quân đội Ukraine cách vận hành hàng chục khẩu pháo 155 mm mà cả hai nước này đã cam kết cung cấp cho Ukraine để chống lại các lực lượng Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin phát biểu cùng với người đồng cấp Canada tại Lầu Năm Góc tuần trước cho biết, dự kiến nhiều pháo hơn nữa nữ được chuyển giao cho Ukraine trong những ngày tới.
Các hệ thống pháo Mỹ, Canada gửi cho Ukraine được kéo trên các rơ-moóc (Pháp cam kết cung cấp) được gọi là pháo tự hành Caesar. Loại pháo này bắn cùng loại đạn nổ 155 mm, nhưng từ phía sau khung gầm xe tải.
Chỉ riêng Mỹ đã hứa với Tổng thống Zelensky sẽ gửi cho Ukraine gần 190.000 viên đạn pháo, cộng với 90 khẩu pháo.
Theo một quan chức quốc phòng cấp cao giấu tên của Mỹ, cũng như một số người khác, tính đến thứ Năm, hơn một nửa lô vũ khí trên đã đến Ukraine.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nói với các nhà lập pháp Mỹ rằng, đề xuất tài trợ mới trị giá 33 tỷ USD cho Ukraine bao gồm cả "pháo tầm xa hơn và có cỡ nòng nặng hơn”,
Cho đến nay, Nga và Ukraine đã pháo kích nhau bằng cách sử dụng một số hệ thống giống nhau, bao gồm hệ thống phóng tên lửa đa nòng 300 mm Smerch, có thể bắn các vòng đạn tới mục tiêu cách xa 89km và các loại pháo cỡ nòng 122 mm cũ được trang bị lần đầu tiên vào những năm 1960.
Các nhà phân tích cho rằng, việc nhiều loại pháo của phương Tây tràn vào Ukraine dự kiến sẽ thúc đẩy sự thay đổi chiến thuật của cả hai bên, khi mà các lực lượng quân sự của cả Nga lẫn Ukraine sẽ ưu tiên tìm kiếm, xác định vị trí của pháo binh đối phương và tấn công.
Theo các nhà phân tích, khả năng của Ukraine để tiêu diệt các đơn vị pháo binh của Nga là đặc biệt quan trọng để ngăn các cuộc pháo kích của đối phương phá hủy hơn nữa các thành phố, thị trấn, cơ sở hạ tầng của nước này.
Ông Scott Boston, một cựu sĩ quan pháo binh của quân đội Mỹ tin rằng, việc Ukraine có nhiều các đơn vị pháo binh hơn sẽ làm suy giảm khả năng tấn công của các lực lượng Nga
Ông Boston nhận định, điều mà mà Ukraine và các đồng minh phương Tây muốn “áp đặt lên người Nga” là khiến họ cảm thấy một trụ sở, hoặc một kho chứa đạn quan trọng, hoặc một cụm pháo quan trọng không bao giờ có thể ở yên một chỗ trong một thời gian rất dài được nữa.
Các đơn vị pháo binh thường ngụy trang bằng các hình thức che đậy khác và điều đó có thể yêu cầu sự kết hợp của thông tin tình báo, máy bay không người lái và radar để phát hiện chúng. Phương Tây đang cung cấp cho Ukraine cả máy bay không người lái và radar phản lực để làm điều đó.
Tổng thống Ukraine Zelensky cũng đã yêu cầu phương Tây viện trợ một số dạng pháo tên lửa phóng loạt, chẳng hạn như Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142, còn được gọi là HIMARS.
HIMARS được sử dụng bởi quân đội và Thủy quân lục chiến Mỹ. Mark Cancian, một đại tá Thủy quân lục chiến đã nghỉ hưu, người đang nghiên cứu về chiến tranh tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington cho biết những vũ khí như vậy sẽ có thể phóng tên lửa rất nhanh chóng, rất hữu ích trong việc tấn công lực lượng pháo binh của đối phương trước khi họ tái bố trí.
"Nếu người Nga không tự tin rằng họ có thể phân tán vì sợ bị các đội Javelin đón đầu, thì họ sẽ tập trung lại để đảm bảo an ninh và chống lại nguy cơ đó, nhưng khi đó, họ sẽ dễ bị pháo kích hơn", ông Boston nhấn mạnh.
Cancian, một cựu sĩ quan pháo binh của quân đội Mỹ bình luận rằng, một loại hệ thống tên lửa phóng loạt khác, chẳng hạn như M270 do quân đội Mỹ vận hành, cũng có thể được gửi tới Ukraine. HIMARS mới hơn và di chuyển cơ động hơn trên chiến trường, trong khi M270 mang được nhiều tên lửa hơn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.