Chiến tranh biên giới 1979: Tiết lộ về 12 vận tải cơ khổng lồ Liên Xô

Thứ tư, ngày 04/09/2019 16:33 PM (GMT+7)
Trong tháng 2/1979, Trung Quốc đưa quân ồ ạt tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam, ngay lập tức Liên Xô đã điều 12 máy bay vận tải lớn An-12 sang trợ giúp chuyển quân để tham gia chiến dịch bảo vệ tổ quốc.
Bình luận 0

img

Trong tháng 2/1979, Trung Quốc đưa quân tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam. Một chiến dịch chuyển quân thần tốc với quy mô lớn chưa từng có từ Nam ra Bắc đã được không quân của Việt Nam thực hiện.

img

Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Việt Nam đã được Liên Xô viện trợ tổng cộng 12 máy bay vận tải An-12 trong năm 1979.

img

Đây chính là số máy bay đã giúp Việt Nam chuyển quân nhanh chóng trong chiến tranh biên giới phía Bắc 1979.

img

Lúc đó phần lớn bộ đội chủ lực đang chiến đấu tại Campuchia, máy bay An-12 sang Việt Nam để làm nhiệm vụ vận tải chiến lược, giúp ta đưa quân từ mặt trận Tây Nam ra mặt trận biên giới phía Bắc.

img

An-12 là loại máy bay vận tải hạng trung, có tốc độ cao và đặc biệt là phi công Liên Xô có trình độ rất tốt. Thời gian bay của An-12 từ Tân Sân Nhất tới Nội Bài chỉ mất 2 tiếng và loại máy bay này được sử dụng với công suất tối đa.

img

Với mỗi lượt chuyển được tối đa 100 binh sĩ cùng vũ khí ra miền Bắc, mỗi ngày một chiếc An-12 có thể chở ra Hà Nội được tối đa tới 500 binh sĩ.

img

Antonov An-12 (tên ký hiệu NATO: Cub) là loại máy bay vận tải hạng trung sử dụng 4 động cơ cánh quạt, nó là phiên bản quân sự của máy bay chở khách Antonov An-10.

img

Nguyên mẫu đầu tiên (số hiệu 7900101) được chế tạo tại Irkutsk thực hiện chuyến bay thử nghiệm vào ngày 16-12-1957 với động cơ Kuznetsov NK-4, hơn 900 chiếc khác được trang bị động cơ AI-20K gồm cả phiên bản dân sự và quân sự.

img

Từ khi chính thức được giới thiệu vào năm 1959 cho đến khi kết thúc sản xuất vào năm 1973 tại Liên Xô, đã có tổng cộng 1.248 chiếc An-12 xuất xưởng.

img

Phiên bản An-12BP là máy bay vận tải và thả lính dù tiêu chuẩn của Không quân Liên Xô (VTA) trong giai đoạn 1959 - 1974.

img

Có khoảng 25 chiếc An-12BK/PP/PPS (Cub-A/B/C/D) đã được sửa đổi thành máy bay tác chiến điện tử, phục vụ trong Không quân và Không quân Hải quân.

img

Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 100 chiếc An-12 vẫn được sử dụng trong lực lượng không quân của 9 quốc gia khác, gần 200 chiếc hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

img

Thông số kỹ thuật cơ bản của phiên bản An-12 vò phi hành đoàn 5 người (2 phi công, thợ máy, sĩ quan dẫn đường và sĩ quan vô tuyến).

img

Máy bay có chiều dài 33,1 m; sải cánh 38,0 m; chiều cao 10,53 m; trọng lượng rỗng 28.000 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 61.000 kg.

img

An-12 được trang bị 4 động cơ cánh quạt Progress AI-20L/M, công suất 4.000 ehp (3.000 kW) mỗi chiếc, cho tốc độ tối đa 777 km/h, tốc độ hành trình 670 km/h, trần bay 10.200 m.

img

Tải trọng lớn nhất 20.000 kg (hoặc 90 lính dù), tầm bay với tải trọng tối đa đạt 3.600 km.

img

Để tự vệ, các máy bay An-12 của Quân đội Liên Xô còn được trang bị thêm 2 pháo NR-23 cỡ 23 mm ở đuôi để phòng thủ.

Việt Hùng (An Ninh Thủ Đô)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem