Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Các nhà sử học cho rằng nguồn gốc của cuộc Chiến tranh Trung-Nhật lần 2 năm 1937 bắt nguồn từ cuộc chiến lần đầu tiên giữa nhà Thanh với đế quốc Nhật trước đó khoảng 50 năm.
Sau cuộc chiến lần thứ nhất, đế quốc Nhật đánh bại Trung Quốc, chiếm đóng Hàn Quốc. Năm 1931, Nhật Bản thừa thắng đem quân chiếm đóng hoàn toàn Mãn Châu – vùng đất ở đông bắc Trung Quốc, nơi khởi nguồn của nhà Thanh. Đây là nơi có trữ lượng khoáng sản dồi dào, nhưng được phòng thủ hết sức yếu kém vì ở vùng đông bắc hoang sơ, giá lạnh.
Nhật Bản trong giai đoạn trước Thế chiến 2 đánh dấu bước phát triển mạnh, rất khát tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là kim loại, dầu mỏ.
Trung Quốc khi đó rơi vào cuộc nội chiến căng thẳng, giữa phe Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch và đảng Cộng sản do lãnh tụ Mao Trạch Đông lãnh đạo.
Năm 1937, binh sĩ Nhật đóng quân ở Phong Đài (Fengtai), khi đó là khu rừng biệt lập nằm ở phía tây nam Bắc Kinh. Một trong những thành trì bảo vệ Bắc Kinh ở Phong Đài là thành Uyển Bình. Nơi đây có cây cầu Marco Polo dẫn thẳng đến Bắc Kinh.
Quân Nhật khi đó liên tục tập trận, khuếch trương thanh thế nhưng chính quyền Trung Quốc không có ý định ngăn chặn, chỉ yêu cầu phía Nhật thông báo trước các cuộc tập trận để trấn an dân chúng.
Nhật Bản chỉ đồng ý lấy lệ. Quân Nhật càng ngày càng tiến gần cầu Marco Polo hơn.
Những gì người Nhật cần là một cái cớ, giống như vụ đánh bom tuyến đường sắt ở Mãn Châu. Đêm ngày 7/7/1937, quân Nhật tổ chức một cuộc tập trận bất ngờ gần cầu Marco Polo. Binh nhì Shimura Kikujiro trong khi tập trận đã tách đội hình, đi vào rừng để giải quyết nhu cầu vệ sinh.
Khi Kikujiro quay trở lại, các binh sĩ đã rời đi. Binh nhì này phải mất nhiều giờ mò mẫm trong đêm tối mới trở về được doanh trại. Trong khi đó, phía Nhật yêu cầu người Trung Quốc mở cổng thành Uyển Bình để tìm binh nhì đi lạc.
Phía Trung Quốc quyết không mở cổng vì cho rằng không thể có chuyện binh sĩ Nhật đi lạc được vào trong thành. Lính Trung Quốc đề nghị sẽ tự tìm kiếm nhưng vẫn không được quân Nhật đồng ý.
Các tài liệu mật được Thư viện Quốc hội Nhật Bản (NDL) công khai năm 2013 cho thấy các tướng lĩnh Nhật đã muốn lợi dụng sự cố này để phát động tấn công, dù binh nhì Kikujiro sau đó đã trở về đơn vị an toàn.
Trong đêm đó, giao tranh nổ ra nhưng không rõ bên nào nổ súng trước. Đến rạng sáng ngày 8/7/1937, một đơn vị lính Nhật tìm cách mở đường máu tiến vào thành, nhưng bị đẩy lùi.
Phía Trung Quốc một mặt tìm cách đàm phán, mặt khác huy động quân hỗ trợ thành Uyển Bình. Đến 4 giờ 50 phút sáng, chiến tranh Trung-Nhật lần hai bùng nổ.
Chỉ trong vòng một tháng, Bắc Kinh và cảng Thiên Tân – cảng biển lớn nhất miền bắc Trung Quốc rơi vào tay quân Nhật.
Lãnh thổ Trung Quốc giai đoạn này chủ yếu do Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch kiểm soát. Năm 1937, Quốc dân Đảng có 1,7 triệu quân, so với Nhật Bản ở giai đoạn đầu chỉ có 600.000 quân.
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Mao Trạch Đông lúc này vừa hoàn thành cuộc Vạn Lý Trường Chinh, chưa sẵn sàng kháng chiến chống Nhật.
Ngược lại, Tưởng Giới Thạch lại chủ trương phát động chiến tranh quy ước với quân Nhật. Kết quả là Quốc Dân Đảng liên tục hứng chịu những thất bại nặng nề.
Ước tính trong 8 năm chiến tranh Trung-Nhật, Trung Quốc đã mất tổng cộng 14-20 triệu người, bao gồm cả binh sĩ và dân thường. Đây được coi là cuộc chiến đẫm máu nhất ở châu Á trong lịch sử hiện đại.
Giai đoạn đầu cuộc chiến, Tưởng Giới Thạch phải một mình chống Nhật dù đã liên minh với Mao Trạch Đông, do cả Liên Xô và Mỹ khi đó đều chưa tham chiến.
Khi Liên Xô mở mặt trận chống phát xít Đức trong Thế chiến 2, sự giúp đỡ đối với Trung Quốc vẫn rất hạn chế vì Moskva không muốn phải vừa chống Đức ở mặt trận phía tây, vừa đối phó quân Nhật ở phía đông.
Phải tới tận khi Mỹ quyết định tham chiến, Washington mới bắt đầu tác động lên Liên Xô về vấn đề Trung Quốc để tăng cường viện trợ cho các lực lượng quân sự Trung Quốc chống Nhật.
Trên thực tế, phe Quốc dân Đảng đã liên tiếp thất bại trong các trận chiến lớn với quân Nhật, để mất các thành phố quan trọng như Thượng Hải, Quảng Châu, khiến uy tín của Tưởng Giới Thạch giảm sút.
Đến năm 1941, quân Nhật kiểm soát toàn bộ các vùng ven biển trù phú ở Trung Quốc và gần như án binh bất động, chuyển hướng sang mặt trận Thái Bình Dương chống Mỹ.
Sau khi cục diện Thế chiến 2 an bài với chiến thắng thuộc về phe Đồng Minh, đội quân do Mao Trạch Đông lãnh đạo giành chính quyền, buộc Tưởng Giới Thạch rút sang Đài Loan.
Đây là lý do các nhà sử học trên thế giới đều đồng tình rằng Trung Quốc chưa bao giờ thắng Nhật Bản trong cuộc chiến lần 2. Nhật rút quân khỏi Trung Quốc là do đầu hàng Đồng Minh. Trung Quốc với tư cách là đồng minh chống phát xít, nghiễm nhiên là phe chiến thắng.
Ngày nay, chính sử Trung Quốc thừa nhận vai trò kháng chiến chống Nhật với tổn thất nặng nề của phe Quốc dân Đảng. Các lực lượng của Mao Trạch Đông khi đó có quân số ít ỏi hơn, chủ yếu chiến đấu ở khu vực Đông Bắc với chiến thuật chiến tranh du kích.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.