Chiến trường Việt Nam đặt dấu chấm hết cho tên lửa "kém thông minh" của Mỹ

Thứ bảy, ngày 25/07/2020 10:32 AM (GMT+7)
Khi đưa AGM-12 Bullpup vào Việt Nam, người Mỹ từng đặt nhiều kỳ vọng với loại vũ khí này. Thế nhưng, thực tế AGM-12 đã bộc lộ nhiều điểm yếu dẫn tới thất bại thảm hại khiến giới quân sự Mỹ "điếng người".
Bình luận 0
Chiến trường Việt Nam đặt dấu chấm hết cho tên lửa "kém thông minh" của Mỹ - Ảnh 1.

Khi mới bắt đầu đưa “chiến tranh” ra miền Bắc Việt Nam, nhằm chặt đứt các tuyến giao thông huyết mạch đưa vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam, Không quân Mỹ, Hải quân Mỹ ráo riết thực hiện hàng trăm phi vụ không kích nhằm đánh hỏng các tuyến cầu đường thiết yếu ở miền Bắc Việt Nam. Trong ảnh là Hàm Rồng – cây cầu huyết mạch quan trọng phục vụ nhiệm vụ chi viện từ miền Bắc vào miền Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ - Ảnh: Quốc Lê.

Chiến trường Việt Nam đặt dấu chấm hết cho tên lửa "kém thông minh" của Mỹ - Ảnh 2.

Thế nhưng, tuy lúc này Mỹ đã sử dụng nhiều loại máy bay phản lực tốc độ cao, tuy nhiên vũ khí không kích phần lớn vẫn là bom, rocket “ngu”. Mà để thả chính xác các quả bom loại này đòi hỏi máy bay phải hạ thấp để đạt tỉ lệ ném trúng cao hơn. Vấn đề là nếu hạ thấp độ cao, các máy bay Mỹ phải đối mặt với hệ thống súng pháo cao xạ dày đặc của dân quân Việt Nam. Trong ảnh, tiêm kích – bom F-100 của Mỹ bắn rocket 70mm trong một phi vụ ở miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Wikipedia

Chiến trường Việt Nam đặt dấu chấm hết cho tên lửa "kém thông minh" của Mỹ - Ảnh 3.

Ngay từ năm 1964, khi tiến hành một vài chiến dịch không kích ở miền Bắc Việt Nam, Không quân Mỹ đã nếm trái đắng, chịu tổn thất lớn nhất kể từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên. Từ 1965, khi tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, Không quân Mỹ và Hải quân Mỹ chịu tổn thất to lớn hơn nhiều. Đó chính là tiền đề thúc đẩy Quân đội Mỹ nhanh chóng trang bị các loại vũ khí thông minh nhằm mục tiêu tấn công hiệu quả cầu đường ở miền Bắc Việt Nam mà máy bay không cần hạ thấp hoặc bay vào gần vùng tấn công. Nguồn ảnh: Wikipedia

Chiến trường Việt Nam đặt dấu chấm hết cho tên lửa "kém thông minh" của Mỹ - Ảnh 4.

Đầu năm 1965, Không quân Mỹ quyết định trang bị cho các máy bay tiêm kích F-4 Phantom và tiêm kích - bom F-105 "Thần sấm" tên lửa thông minh AGM-12 Bullpup - loại tên lửa không đối đất đầu tiên được sản xuất hàng loạt tại Mỹ và cũng có thể coi là thứ vũ khí không kích thông minh đầu tiên được đem vào sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Wikipedia

Chiến trường Việt Nam đặt dấu chấm hết cho tên lửa "kém thông minh" của Mỹ - Ảnh 5.

Trong ảnh, tiêm kích – bom F-100 Super Sabre của Mỹ thực hiện bắn tên lửa AGM-12 Bullpup trong một phi vụ không kích ở Việt Nam. Thực ra AGM-12 được phát triển ngay từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên 1953, biên chế từ năm 1959, nhưng mãi tới cuộc chiến tranh Việt Nam mới lần đầu tiên được sử dụng. Nguồn ảnh: GettyImage

Chiến trường Việt Nam đặt dấu chấm hết cho tên lửa "kém thông minh" của Mỹ - Ảnh 6.

AGM-12 Bullpup nặng 810kg, dài 4,1m, sải cánh 460mm, trang bị đầu nổ nặng 110kg có khả năng xuyên thép để công phá các công trình kiên cố. Với tầm bắn tới 19km, máy bay phóng AGM-12 Bullpup có thể nằm ngoài "tầm phủ sóng" của mạng lưới phòng không Việt Nam lúc bấy giờ. Nó đem lại sự đảm bảo lớn độ sống sót cho phi công và máy bay chiến đấu. Nguồn ảnh: VP-4 Association

Chiến trường Việt Nam đặt dấu chấm hết cho tên lửa "kém thông minh" của Mỹ - Ảnh 7.

Do đó, khi đưa AGM-12 Bullpup vào Việt Nam, người Mỹ đặt nhiều kỳ vọng với loại vũ khí này. Thế nhưng, thực tế AGM-12 đã bộc lộ nhiều điểm yếu dẫn tới thất bại thảm hại khiến giới quân sự Mỹ “điếng người”. Tháng 4/1964, Mỹ huy động một lượng lớn máy bay mang theo AGM-12 Bullpup thực hiện phi vụ không kích cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa nhưng thất bại. Nguyên nhân được cho là đầu đạn AGM-12 quá yếu, không gây thiệt hại lớn. Nguồn ảnh: Pinterest

Chiến trường Việt Nam đặt dấu chấm hết cho tên lửa "kém thông minh" của Mỹ - Ảnh 8.

Vấn đề thứ 2 của AGM-12 Bullpup mà chính các phi công Mỹ phát hiện ra đó chính là hệ thống điều khiển quá sơ khai của nó. Bullpup trang bị hệ thống dẫn đường theo cơ chế kiểm soát đường ngắm thủ công (MCLOS) - phi công sẽ lái quả tên lửa bằng joystick với việc sử dụng kính ngắm bám theo dải khói từ đuôi đạn, lệnh điều khiển truyền bằng sóng vô tuyến. Thoạt nhiên, kiểu điều khiển này được cho là chính xác cao nhưng thực tế nó bộc lộ điểm yếu chết người… Nguồn ảnh: Dawg Shed

Chiến trường Việt Nam đặt dấu chấm hết cho tên lửa "kém thông minh" của Mỹ - Ảnh 9.

Sau khi phóng Bullpup, máy bay mang phóng phải duy trì đường bay ổn định để phi công nhìn thấy khói hiệu từ đuôi đạn và hướng đạn bay càng nhiều càng tốt. Điều này khiến cho lực lượng phòng không dưới mặt đất có thể dễ dàng phát hiện ra sự bất thường và triển khai biện pháp đánh trả máy bay mang phóng. Nguồn ảnh: Wikipedia

Chiến trường Việt Nam đặt dấu chấm hết cho tên lửa "kém thông minh" của Mỹ - Ảnh 10.

Chính vì những điểm yếu này đã khiến cho hiệu quả sử dụng AGM-12 Bullpup không được như ý muốn giới quân sự Mỹ. Nó hầu như không thể hiện được nhiều trong vai trò không kích các tuyến giao thông huyết mạch ở miền Bắc Việt Nam. Thất bại ở Việt Nam dẫn tới việc AGM-12 sớm bị xếp xó tại chính nước Mỹ, năm 1969 dây chuyền sản xuất của loại vũ khí này bị dừng vĩnh viễn. Các tên lửa ra khỏi biên chế giữa những năm 1970. Nguồn ảnh: Wikipedia

Chiến trường Việt Nam đặt dấu chấm hết cho tên lửa "kém thông minh" của Mỹ - Ảnh 11.

Còn ở Việt Nam, năm 1968, Mỹ sớm đưa loại vũ khí thông minh cải tiến khác vào sử dụng - bom liệng dẫn đường TV AGM-62 Walleye với hệ thống điều khiển thông minh hơn. Chúng sớm phát hiện được hiệu quả khi gây thiệt hại lớn đối với quân đội ta năm 1967. Cụ thể, tháng 5/1967, máy bay Hải quân Mỹ dùng loại bom này đánh trúng nhà máy điện ở Hà Nội. Nguồn ảnh: Wikipedia

 

PV (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem