Chiều 20/1, trực tuyến “Hiện trạng, thách thức và cơ hội phát triển ngành ngọc trai Việt Nam”

NTNN/Dân Việt Thứ tư, ngày 19/01/2022 16:06 PM (GMT+7)
Trực tuyến "Hiện trạng, thách thức và cơ hội phát triển ngành ngọc trai Việt Nam" diễn ra chiều ngày 20/1/2022 tại trụ sở báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt.
Bình luận 0

Việt Nam có trên 3.200 km bờ biển, trên 3.000 hòn đảo, trong đó có trên 150 hòn đảo có người sinh sống. Tổng diện tích mặt nước có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta khoảng 2.621.658 ha. Trong đó diện tích mặt nước mặn 568.424 ha và nước ngọt 923.234 ha. Đối tượng nuôi biển chủ yếu cá, tôm, cua, ghẹ, sò, ngao, tu hài, hầu. Diện tích chưa sử dụng 1.556.658, bằng 59,377%, trong đó mặt nước mặn 453.424 ha. Những diện tích mặt nước mặn này phù hơp nuôi trai lấy ngọc.

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ ấm áp quanh năm. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm ở Miền Bắc (Quảng Ninh) là 22,7°C ở Trung Bộ (Đà Nẵng) là 25,7°C, ở Nam Trung Bộ (Bình Định) là 27,1°C, ở Nam Bộ (Phú Quốc, Kiên Giang ) là 27,2°C.

Về nguồn lợi trai ngọc Việt Nam rất phong phú cả định tính và định lượng. Ở biển, có phân bố 13 loài thuộc 3 giống; trong đó có 4 loài giá trị kinh tế cao: Loài Pinctada martensii Dunker, loài Pinctada margaritifera Linne, loài Pinctada maxima Jameson và loài Pteria penguin Roding để nuôi cấy ngọc.

Chiều 20/1, trực tuyến “Hiện trạng, thách thức và cơ hội phát triển ngành ngọc trai Việt Nam” - Ảnh 1.

Đại diện một số nhân vật, chuyên gia tham dự trực tuyến.

Trai nuôi sinh trưởng đều các mùa vụ, tốc độ tạo ngọc nhanh, có thể cấy ngọc quanh năm, thuận lợi phát triển nghề nuôi cấy ngọc trai.Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển nghề nuôi cấy ngọc trai thành một ngành công nghiệp.

Hiện trạng nuôi cấy ngọc trai, thực tế, thách thức, vận hội, nhận biết phân biệt được đâu là ngọc trai biển, ngọc trai nuôi nước ngọt, tác dụng, giá trị vô giá của ngọc trai cũng như cách chọn ngọc trai biển - tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp trong Trực tuyến "Hiện trạng, thách thức và cơ hội phát triển ngành ngọc trai Việt Nam".

Trực tuyến với sự tham dự: PGS.TS Trần Thị Oanh - nguyên Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế); Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu và Phát triển Sản phẩm thiên nhiên (IRDOP); Hoa hậu quý bà người Việt Nam toàn cầu 2019 Lâm Diệu Linh - Đại sứ thương mại Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ đại sứ thương hiệu An Phú Pearl; bà Nguyễn Thị Minh Thu - Giám đốc công ty Ngọc trai và trang sức An Phú; ông Nguyễn Văn Sĩ - Chuyên gia nuôi trồng Ngọc trai; ông Bùi Thanh Quý - Trưởng bộ phận thiết kế trang sức của An Phú Pearl...

Ngay bây giờ, quý độc giả có thể gửi câu hỏi với các nội dung liên quan về tructuyendanviet@gmail.com.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem