Hợp đồng… miệng
Những ngày gần đây, người dân xã Rờ Kơi mất ăn, mất ngủ vì lo mất tiền cho thuê đất trồng mía. Có hộ bị nợ tiền từ vụ mía năm trước đến nay vẫn chưa được trả, hộ bình thường thì 20-30 triệu đồng, hộ nhiều bị nợ đến trên 100 triệu đồng như A Im thôn Rờ Kơi, A Dẻo thôn Kram…
Theo danh sách thống kê của UBND xã Rờ Kơi, đến thời điểm này, trong 5 thôn có 43 hộ dân bị nợ tiền thuê đất trồng mía với số tiền hơn 1 tỷ đồng…
Nhiều người dân xã Rờ Kơi không thu được tiền cho thuê đất trồng mía. Q.D
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện xã Rờ Kơi có gần 200ha đất trồng mía, nhưng nông dân ở xã Rờ Kơi chỉ là người cho thuê đất, còn chủ nhân của vùng nguyên liệu rộng lớn này lại là những người từ nơi khác đến, trong đó ông Trần Hân, trú xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) sở hữu diện tích lớn nhất với khoảng 130ha…
Sự việc bắt đầu từ năm 2011 khi Công ty cổ phần Đường Kon Tum phối hợp Phòng ông nghiệp huyện Sa Thầy và chính quyền xã Rờ Kơi vận động các hộ dân có đất phù hợp chuyển đổi sang trồng mía. Phía công ty cam kết hỗ trợ vốn đầu tư, kỹ thuật và công khai hoang. Những hộ không có khả năng thì có thể liên kết hoặc cho người khác thuê đất để trồng; sau đó sẽ giúp người dân tiếp cận với kỹ thuật trồng mía để chuyên canh loại cây này…
Phấn khởi với hướng làm ăn mới, hy vọng được thoát nghèo, ngay trong năm đầu tiên, bà con xã Rờ Kơi hồ hởi chuyển sang trồng mía. Một số hộ ký hợp đồng với Công ty Đường Kon Tum, còn một số hộ cho ông Trần Hân - một trong những người được Công ty Đường Kon Tum giới thiệu thuê đất để trồng mía…
Tuy nhiên theo ông A Thun - Trưởng thôn Đăk Đê, trong quá trình canh tác do người dân không quen với loại cây trồng mới, hiệu quả kinh tế mang lại không cao, chỉ sau một năm, các hộ ký hợp đồng trồng mía với công ty đã cho ông Hân và một số người khác thuê đất của mình.
Theo cam kết, mỗi ha đất cho thuê có giá 12 – 15 triệu đồng/năm; nếu đất tốt giá 20 triệu đồng/năm, thời hạn 3 - 4 năm. Cứ đến vụ thu hoạch mía thì người thuê đất trả tiền cho người dân. Nhận thấy việc cho thuê đất vừa không phải đầu tư canh tác, không phải bỏ công sức, mà lại có tiền nên nhiều hộ gia đình đã cho thuê phần lớn đất sản xuất của mình…
Ngay cả gia đình ông A Dẻo - Chủ tịch UBND xã Rờ Kơi cũng cho thuê 3,3ha đất, đang bị nợ 122 triệu đồng nhưng cũng chỉ có hợp đồng bằng miệng giữa hai bên.
Chưa biết sẽ sống bằng gì
Ý kiến
Việc người dân cho thuê đất trồng mía đã diễn ra gần 3 năm nay, tuy nhiên đồng bào chỉ thỏa thuận miệng. Người có giấy viết tay lại không có chữ ký của ông Trần Hân, không thông qua chính quyền…”.
Nguyên nhân người dân cả tin cho thuê đất ồ ạt bằng miệng là vì họ tin ông Hân được Công ty cổ phần Đường Kon Tum giới thiệu. Mặt khác năm 2011 và 2012 ông Hân đều thanh toán đủ tiền thuê.
Đến 2013, sau vụ thu hoạch mía, hầu hết hộ cho thuê đất chỉ nhận được một phần tiền, phần còn lại ông Hân xin nợ vì “kẹt vốn”. Trước vấn đề này, chúng tôi đã tìm gặp ông Trần Hân để xác minh sự việc.
Ông Trần Hân xác nhận mình có nợ tiền thuê đất trồng mía của người dân xã Rờ Kơi và biện bạch việc thiếu nợ là do diện tích mía trồng trên đồi, bị nắng hạn chết rất nhiều. Ngoài ra còn hư hao do trâu bò phá. Mặt khác ông phải chi tiền mở đường vận chuyển mía. Ông Trần Hân hứa vụ mía năm 2014 sẽ trả đủ tiền cho dân; còn lại sẽ thanh toán hết trong năm 2015.
Như vậy, nếu ông Hân không thất tín thì từ nay đến đó người dân xã Rờ Kơi vẫn chưa biết dựa vào nguồn thu nhập nào để sống bởi phần lớn đất đai đã cho thuê hết. Chính quyền địa phương cần có biện pháp giúp người dân tiến hành ký lại hợp đồng đúng pháp luật.
Không thể để tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết, sự cả tin của người dân để ngang nhiên nợ tiền không trả. Vụ việc cần giải quyết sớm để tránh tình trạng người dân bức xúc gây mất an ninh trật tự, dễ tạo thành điểm nóng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.