Cho thuê "ông chú" - dịch vụ tưởng "dị" nhưng hút khách không ngờ

Hương Nguyễn (Theo ifeng) Thứ năm, ngày 09/08/2018 04:55 AM (GMT+7)
Khác với tưởng tượng của nhiều người, dịch vụ này hoàn toàn trong sáng và đậm tính tri thức.
Bình luận 0

Đây là một dịch vụ thu phí đặc biệt chỉ có ở Nhật Bản, do các ông chú tầm tuổi trung niên cung cấp. Những người này sẽ cung cấp lời khuyên, truyền đạt kinh nghiệm sống hoặc làm việc cho khách hàng. Trong xã hội Nhật Bản vốn có truyền thống đề cao nam quyền, dịch vụ này cũng được coi là một cách giúp nam giới lấy lại địa vị trong xã hội.

Dịch vụ cho thuê “ông chú” do ông Takanobu Nishimoto khởi xướng. Một ngày nọ, ông phát hiện ra giới trẻ ngày nay đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhưng lại khó lòng xin lời khuyên từ gia đình. Đây chính là một thị trường tiềm năng còn đang bỏ ngỏ. Do đó, ông Nishimoto đã lập một trang web để quảng bá và kinh doanh dịch vụ này. Đồng thời, ông cũng cho rằng đây là cơ hội giúp nam giới tuổi trung niên lấy lại vị thế của mình.

Đúng như ông Nishimoto dự đoán, ý tưởng cho thuê “ông chú” được đón nhận nhiệt tình. Từ khi thành lập tới nay, trang web đã thu hút khoảng 10.000 người ứng tuyển. Các ứng viên tới từ nhiều ngành nghề khác nhau. Họ sẽ đích thân gặp gỡ khách hàng, cung cấp mọi tri thức từ kinh nghiệm sống cho tới kiến thức công việc. Trong đó, những “ông chú” từng trải qua kinh nghiệm ly hôn đau thương có lượng khách hàng đông nhất, bởi họ có chung tiếng nói với những người trẻ có trải nghiệm tương tự. Ngoài ra, cũng có nhiều khách hàng tìm tới dịch vụ chỉ đơn giản là để tìm người khuân vác đồ.

img

Dịch vụ cho thuê “ông chú” – mảng thị trường tiềm năng ở Nhật Bản

Hiện nay, trang web có gần 80 “ông chú” cho khách hàng lựa chọn. Quy mô dịch vụ trải rộng khắp 36 tỉnh thành Nhật Bản. Mỗi năm, họ sắp xếp khoảng 10.000 lượt gặp gỡ khách hàng.

Kou Sasaki, 48 tuổi là một trong số các “ông chú” trong ngành dịch vụ này. Ông chuyên cung cấp giáo trình chơi đàn violin, phụ đạo công nghệ thông tin và đưa ra lời khuyên trong cuộc sống với mức phí 1.000 JPY/giờ (209.000 VND). Mức phí này không hề đắt đỏ mà phần nhiều tượng trưng cho sự tôn trọng đối với các “ông chú”. Ông Nishimoto cho biết, việc trả phí là để các “ông chú” hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.  

Hái ra tiền từ dịch vụ dành cho người ế tại Viêt Nam

Đây là nguồn tài nguyên khá lý tưởng cho 1 mảng kinh doanh béo bở lại còn nhiều “đất trống” ở Việt Nam – hẹn hò...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem