Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Vợ chồng tôi kết hôn với nhau mới được gần 3 năm. Những bất đồng, mâu thuẫn của giai đoạn đầu hôn nhân mới tạm xa, gần đây chúng tôi vừa mới kịp hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn thì tai họa lại ập đến. Anh mất trong một tai nạn trên đường cao tốc khi đang trở về nhà sau ca trực lúc tối muộn. Anh đi, nỗi đau để lại chất chồng cho mẹ con tôi. Nhất là khi đứa con gái mới hơn 2 tuổi đang bập bẹ gọi bố, mỗi lần nhìn thấy ảnh bố trên bàn thờ lại gào khóc đòi ôm.
Tôi ngất lên ngất xuống, cảm giác không bao giờ muốn tỉnh dậy lại nữa. Nhưng nhìn con thơ, tôi lại dặn lòng mình phải cố gắng chấp nhận sự thật, vượt qua để nuôi con. Trong lúc này, tưởng chừng như mẹ con tôi có thể dựa vào mẹ chồng mà sống nhưng lại chẳng thể được.
Nhất là khi mẹ chồng tôi lạnh lùng hỏi tôi: “Mẹ nghe nói thằng Phương có mua bảo hiểm nhân thọ đúng không? Số tiền nhận được thì con phải chia đôi cho mẹ nữa. Vì mẹ cũng là mẹ nó”.
Ảnh minh họa.
Tôi chết lặng trước câu nói của mẹ chồng. Trong khi nỗi đau vẫn còn quá lớn chưa thể vượt qua, tôi nào đã nghĩ gì đến chuyện tiền nong. Tiền ma chay phúng viếng của chồng tôi, tôi cũng không hề biết đến.
Vợ chồng tôi trước nay sống cùng mẹ chồng. Tiền ăn, tiền sinh hoạt vẫn nộp đầy đủ hàng tháng. Khi chồng tôi còn sống, bà thường nói cái gì của bà sau này cũng để lại cho con cháu chứ chết đi đâu mang theo được.
Vậy mà nay khi chồng tôi đột ngột mất chưa ấm chỗ, tôi không hiểu bà lại đòi chia tiền bảo hiểm và lấy hết sạch tiền phúng viếng để làm gì? Hai mẹ con tôi trước mắt biết bấu víu vào đâu để mà sống trong khi tôi đã nghỉ làm từ sau khi sinh con. Công việc bán hàng qua mạng bập bõm, thu nhập lúc được lúc không còn chẳng đủ tiền bỉm sữa cho con.
Chồng tôi ngã xuống mà chẳng có gì để lại cho hai mẹ con. Hợp đồng bảo hiểm vẫn đang trong thời gian xem xét chứ chưa biết họ quyết định là được bao nhiêu. Bao nhiêu khó khăn, áp lực, gánh nặng một mình nuôi con còn ở phía trước, vậy mà mẹ chồng tôi chẳng thể thông cảm được. Khi tôi còn chưa tỉnh dậy nổi sau cơn ác mộng, con gái tôi vẫn đang khóc đòi bố mỗi ngày, mẹ chồng tôi đã giục: “Con gửi con bé đi học rồi đi làm đi!”.
Ảnh minh họa.
Những quyết định, suy nghĩ của bà khiến tôi luôn phải tự hỏi, bà có phải là bà nội của con gái tôi, có phải là mẹ đẻ của chồng tôi không? Tại sao một người phụ nữ vừa mất đi con của mình lại không thể cùng khóc với con dâu và cháu, không thể an ủi chăm sóc những người thân của con trai?
Trong khi mẹ chồng tôi hoàn toàn có điều kiện để làm được tất cả những điều đó. Mẹ chồng tôi vẫn nhận lương hưu công nhân đều đặn mỗi tháng, đủ để bà sống thoải mái. Chưa kể đến việc số tiền sinh hoạt vợ chồng tôi đóng góp bao lâu nay, mỗi tháng đều thừa một ít để bà tích cóp thêm.
Tôi dự định sẽ lĩnh tiền, thẳng thắn nói với mẹ chồng việc tôi cần số tiền đó để lo cho con gái trước, còn nữa sẽ gửi bà một khoản hợp lý coi như là tiền phụng dưỡng của con trai dành cho bà. Tôi không biết với những ý định đó của mình, mẹ chồng sẽ phản ứng thế nào và tôi làm vậy có quá đáng không. Tôi cũng đã xin được việc làm thêm tại căn tin của một trường đại học gần nhà, thu nhập sẽ giúp mẹ con tôi vững vàng hơn.
(*) Tít bài đã được Dân Việt đặt lại.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.