Theo đó, cơ quan Thuế sẽ tính thuế GTGT trên doanh thu với Uber theo hình thức kinh doanh vận tải và ở mức là 3%. Thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu với ngành tương ứng là 2%.
Do đây là dịch vụ mới phát sinh nên việc thu thuế thế nào để đảm bảo quyền lợi các bên; Ai sẽ khấu trừ thuế (người sử dụng dịch vụ, người cung cấp dịch vụ hay trung gian Uber); Nếu Uber có văn phòng đại diện, có thu nhập phát sinh tại Việt Nam thì phải nộp thuế, khi đó, Uber sẽ phải nộp hai loại thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp... là những vấn đề đã được Tổng cục Thuế tính toán thận trọng.
Tổng cục Thuế đã làm việc cụ thể với đại diện Công ty Uber International Holding B.V và xác định các khoản thu nhập phát sinh của đơn vị này tại Việt Nam. Hiện phía Uber đang có 3 khoản thu nhập gồm: Phí đăng ký mở tài khoản, phí hủy chuyến và cước phí thanh toán thực tế từ khách hàng qua các thẻ thanh toán Visa Card, MasterCard, AMEX. Theo đó, phía Uber sẽ chuyển 80% cước cho doanh nghiệp vận tải và hưởng phí dịch vụ 20%.
Vừa mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh xem xét, giải quyết kiến nghị của Hiệp hội Taxi TP. Hồ Chí Minh liên quan đến việc xem xét, cân nhắc thời điểm cho phép dịch vụ vận tải hành khách ứng dụng công nghệ mạng để điều hành (Uber) hoạt động tại Việt Nam.
Thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh nhiều về hoạt động của dịch vụ vận tải hành khách ứng dụng công nghệ mạng để điều hành (Uber). Hiện nay, dịch vụ này vẫn đang hoạt động, chủ yếu tại thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Việc ứng dụng công nghệ mạng để điều hành của Uber là hoạt động hoàn toàn mới so với hoạt động của các hãng taxi tuyền thống. Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang nghiên cứu để có giải pháp quản lý loại hình doanh nghiệp này, trong đó có việc xem xét vi phạm (nếu có) của Uber.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.